Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Diễn Châu

Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Diễn Châu

Câu I(6,0 đ):

1) Đốt một mẩu phốt pho đỏ trong bình tam giác, rồi cho vào bình tam giác đó 5 ml H2O, sau đó cho tiếp một mẩu quỳ tím vào bình tam giác đó. Nêu hiện tượng? Viết phương trình hóa học xảy ra?

2) Cho một cục vôi sống vào bát sứ đựng sẵn nước, sau đó cho tiếp vào đó một mẩu giấy quỳ tím. Nêu hiện tượng. Viết phương trình hóa học xảy ra?

3) Khi điều chế H2 rồi đốt cháy ngay trong không khí sẽ xảy ra những hiện tượng gì? Giải thích? Cách khắc phục hiện tượng đó?

4) Dẫn luồng khí H2 đi qua các ống đốt nóng mắc nối tiếp sau: CaO, CuO, MgO, Fe2O3, ZnO, BaO. Viết các phương trình hóa học xảy ra?

Câu II (4,0 đ):

 1) Có 4 lọ đựng một trong 4 chất lỏng sau: Ca(OH)2, NaOH, HCl, H2O bị mất nhãn. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết từng chất?

2) Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:

 A  B  C  D  E  G

Biết: A là phi kim rắn màu vàng; B,C là oxit axit khác nhau; D, E là a xit, G là đơn chất khí màu vàng lục.

 

doc 4 trang thuongle 5800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Diễn Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 8
 NĂM HỌC 2018-2019
 Môn: Hóa Học . (Thời gian làm bài 120 phút)
Câu I(6,0 đ):
1) Đốt một mẩu phốt pho đỏ trong bình tam giác, rồi cho vào bình tam giác đó 5 ml H2O, sau đó cho tiếp một mẩu quỳ tím vào bình tam giác đó. Nêu hiện tượng? Viết phương trình hóa học xảy ra?
2) Cho một cục vôi sống vào bát sứ đựng sẵn nước, sau đó cho tiếp vào đó một mẩu giấy quỳ tím. Nêu hiện tượng. Viết phương trình hóa học xảy ra?
3) Khi điều chế H2 rồi đốt cháy ngay trong không khí sẽ xảy ra những hiện tượng gì? Giải thích? Cách khắc phục hiện tượng đó?
4) Dẫn luồng khí H2 đi qua các ống đốt nóng mắc nối tiếp sau: CaO, CuO, MgO, Fe2O3, ZnO, BaO. Viết các phương trình hóa học xảy ra? 
Câu II (4,0 đ): 
 1) Có 4 lọ đựng một trong 4 chất lỏng sau: Ca(OH)2, NaOH, HCl, H2O bị mất nhãn. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết từng chất?
2) Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
 A à B à C à D à E à G 
Biết: A là phi kim rắn màu vàng; B,C là oxit axit khác nhau; D, E là a xit, G là đơn chất khí màu vàng lục. 
Câu III(3,0 đ): Cho 13 g Zn tác dụng hết với dung dịch HCl ta thu được H2
1) Lập phương trình hóa học và tính thể tích H2 (ở đktc)?
2) Đốt cháy hết H2 trên trong không khí, tính thể tích không khí ở đktc (Biết VO2 =Vkhông khí :5)
3) Mặt khác, cũng lượng H2 như trên được dẫn qua 24 g CuO nung nóng. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi phản ứng kết thúc? Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu IV(4,0 đ): Khử hoàn toàn 2,4 g hỗn hợp CuO và FexOy bằng khí hiđro thấy còn lại 1,76 g chất rắn, nếu lấy chất rắn đó hòa tan bằng dung dịch HCl dư thì thoát ra 0,448 l khí (ở đktc).
 1) Đọc tên oxit sắt. Biết số mol của hai oxit trong hỗn hợp bằng nhau và FexOy bị khử hoàn toàn về Fe.
2) Tính số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 2,4 g hỗn hợp trên?
Câu V(3,0đ): Có một hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3. Chia hỗn hợp này làm 2 phần bằng nhau :
 - Cho luồng khí CO dư đi qua phần một đun nóng thu được 11,2 g Fe.
 - Ngâm phần hai trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 l H2 (đktc).
1) Tính khối lượng của hỗn hợp ban đầu?
2) Tính thành phần % về khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp? 
 Cho biết: Zn = 65; H = 1; Cl = 35,5; Cu = 64; Fe = 56; O =16
---HẾT---
(Giám thị không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh: ...............................................Số báo danh: ................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN MÔN HÓA HỌC 8
Câu
 Hướng dẫn
Điểm
I (6 đ)
1, *Hiện tượng: 
-Phốt pho cháy mạnh với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành bình tam giác dưới dạng bột trắng tan được trong nước.
-Tỏa nhiệt
-Quỳ tím chuyển sang quỳ đỏ.......
*PTHH: 
 4P + 5O2 t0à 2P2O5
 P2O5 + 3H2O à 2H3PO4 
1 đ
0,5 đ
2. * Hiện tượng:
- Vôi sống tan ra 
-Có hơi nước bốc lên 
-Tỏa nhiệt
-Quỳ tím chuyển sang quỳ xanh
* PTHH:
 CaO + H2O à Ca(OH)2
1 đ
0,5 đ
3. * H2 cháy với ngọn lửa màu xanh, có tỏa nhiệt, có tiếng nổ. Vì:
 2H2 + O2 toà 2H2O
 VH2 : VO2 = 2: 1
Hỗn hợp khí H2 và khí O2 là hỗn hợp nổ khi cháy, vì hỗn hợp khí này cháy rất nhanh và tỏa ra rất nhiều nhiệt. Nhiệt này làm cho thể tích hơi nước tạo thành sau phản ứng tăng lên đột ngột nhiều lần, do đó, làm chấn động mạnh không khí, gây ra tiếng nổ.
* Cách khắc phục: Khi điều chế H2, để cho H2 thoát ra ngoài khoảng 1 phút để cuốn hết không khí có sẵn trong thiết bị thì lúc này đốt sẽ không gây nổ.
1 đ
0,5 đ
4. CuO + H2 t0à Cu + H2O
 Fe2O3 + 3H2 t0à 2Fe + 3H2O
 ZnO + H2 t0à Zn + H2O
 BaO + H2O à Ba(OH)2
Viết đúng mỗi PT cho 0,375 đ, nếu viết PT không xảy ra trừ mỗi PT 0,375 đ
II (4đ)
1,-Lấy mỗi chất một ít cho vào 4 ống nghiệm khác nhau.
-Cho 4 mẩu quỳ tím vào 4 ống nghiệm đó thì:
+ Nếu quỳ tím chuyển sang quỳ xanh là Ca(OH)2 và NaOH
+ Nếu quỳ tím chuyển sang quỳ đỏ là HCl
+ Nếu không hiện tượng gì là H2O
-Sục khí CO2 vào hai chất còn lại thì:
+Nếu xuất hiện kết tủa trắng là Ca(OH)2:
 CO2 + Ca(OH)2 à CaCO3 + H2O
+ Nếu không hiện tượng gì là: NaOH
 2NaOH + CO2 à Na2CO3 + H2O
Nhận biết đúng mỗi chất cho 0,5 đ
(Không có PT: NaOH + CO2 thì trừ 0,25 đ)
2, S (1)à SO2 (2)à SO3 (3)à H2SO4 (4)à HCl (5)à Cl2 
 (1) S + O2 toà SO2
 (2) 2SO2 + O2 toV2O5à 2SO3
 (3) SO3 + H2O à H2SO4
 (4) H2SO4 + BaCl2 à BaSO4 + 2HCl
 (5) 4HCl + MnO2 toà MnCl2 + Cl2 + 2H2O
0,5 đ
Viết và cân bằng đúng mỗi PT cho 0,3 đ (Chưa cân bằng PT trừ ½ số điểm
III(3đ)
 1, Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2 (1)
nZn = 13 : 65 = 0,2 mol
ànH2 = nZn = 0,2 mol
VH2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 lit
 0,5 đ
2, 2H2 + O2 toà 2H2O (2)
(2) à nO2= nH2 : 2 = 0,2 : 2 = 0,1 mol
VO2 = 0,1 .22,4 = 2,24 l
VKK = 5.VO2 = 5. 2,24 = 11,2 lit
 1 đ
3, H2 + CuOtoà Cu + H2O (3)
 nCuO = 24 : 80= 0,3 mol 
Chứng minh dư ,hết ............................................................
à H2 hết, CuO dư
(3)à nCuO phản ứng = nH2 = nCu = 0,2 mol
à nCuO dư = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol
mR = 0,1 . 80 + 0,2. 64 = 20,8 gam 
 1,5 đ
IV(4đ)
 1, CuO + H2 to à Cu + H2O (1)
 FexOy + yH2 toà xFe + yH2O (2)
 Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 (3)
 nH2 = 0,448 : 22,4 = 0,02 mol
(3) à nFe =nH2 = 0,02 mol
mFe = 0,02 .56 = 1,12 g
à mCu = 1,76 – 1,12 = 0,64 g
à nCuO = nCu = 0,64: 64 = 0,01 mol
à nFexOy = nFe : x = 0,02 : x (mol)
 0,02: x = 0,01 
à x = 2
mFexOy = 2,4 – 0,01. 80 = 1,6 g
Ta có; (56x + 16y). 0,01 = 1,6 g
 à y = 3
Vậy CT: Fe2O3 : Sắt (III) o xit.
 2, nCu = nCuO =0,01 mol
 nFe =2.nFe2O3 = 2. 0,01 = 0,02 mol
 nO = nCuO =0,01 mol
 nO =3.nFe2O3 = 3. 0,01 = 0,03 mol
 Số nguyên tử Cu = 0,01.6.1023 = 0,06. 1023 nguyên tử
 Số nguyên tử Fe = 0,02.6.1023 = 0,12. 1023 nguyên tử
 Số nguyên tử O = (0,01 + 0,03).6.1023 = 0,24. 1023 nguyên tử
1,5 đ
1 đ
1,5 đ
V(3 đ)
1, 3CO + Fe2O3 to à 2Fe + 3CO2 (1)
 Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 (2)
 Fe2O3 + 6HCl à 2FeCl3 + 3H2O (3)
 nH2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol
(2) à nFe = nH2 = 0,1 mol
 Tổng nFe = 11,2 : 56 =0,2 mol
à nFe (ở 1) = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol
 (1) à nFe2O3 = nFe : 2 = 0,1 : 2 = 0,05 mol
 mhh = (0,05 . 160 + 0,1 . 56). 2 = 27,2 g 
2, mFe(ban đầu) = 0,1.56.2 = 11,2 g
 %Fe= 11,2 .100 : 27,2 = 41,176 %
 %Fe2O3 = 100 – 41,176 = 58,824 %
1 đ
Nếu không tính số mol của Fe ở 1 thì phần còn lại không có điểm
2 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2018_2.doc