Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Vật lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Diễn Châu

Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Vật lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Diễn Châu

Câu 2. (5,0 điểm): Một bình thông nhau có hai nhánh hình trụ thẳng đứng 1 và 2, có tiết diện tương ứng là S1 = 20 cm2 và S2 = 30 cm2. Trong bình có chứa nước với khối lượng riêng là D0 = 1000 kg/m3. Thả vào nhánh 2 một khối trụ đặc, đồng chất, có tiết diện đáy S3 = 10 cm2, chiều cao h = 10 cm và làm bằng vật liệu có khối lượng riêng D = 900 kg/m3. Khi cân bằng thì trục đối xứng của khối trụ hướng thẳng đứng.

a. Tìm chiều cao phần khối trụ ngập trong nước.

b. Đổ thêm dầu có khối lượng riêng D1 = 800 kg/m3 vào nhánh 2 (dầu không tan trong nước). Tìm khối lượng dầu tối thiểu cần đổ vào để toàn bộ khối trụ bị ngập trong dầu và nước.

c. Tìm độ dâng lên của mực nước ở nhánh 1 so với khi chưa thả khối trụ và đổ thêm lượng dầu nói ở ý b.

Câu 3. (3,0 điểm): Có ba cục đồng A, B và C có dạng khối lập phương, kích thước như nhau. Cục A có nhiệt độ 2000 C, cục B và cục C có nhiệt độ 00 C. Hỏi có cách nào làm cho nhiệt độ của cục A thấp hơn nhiệt độ của hai cục kia không?

a. Nêu phương án thực hiện.

b. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Tính nhiệt độ cuối cùng của A, B và C sau khi làm theo cách trên.

 

doc 4 trang thuongle 16880
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Vật lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Diễn Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 8
NĂM HỌC 2018-2019
Môn: Vật lý- (Thời gian làm bài 120 phút)
Câu 1.(5,0 điểm): Lúc 7 giờ sáng, một người đạp xe từ thành phố A về phía thành phố B với vận tốc 18 km/h. Cùng lúc đó, một xe máy đi từ thành phố B về phía thành phố A với vận tốc 36 km/h. Biết đoạn đường AB là đoạn thẳng dài 108 km. Hỏi: 
a. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ?
b. Vị trí hai xe gặp nhau cách A bao nhiêu km?
c. Trên đường có một người chạy bộ với vận tốc không đổi lúc nào cũng cách đều xe đạp và xe máy, biết rằng người đó cũng khởi hành từ lúc 7 giờ. Hỏi:
 - Vận tốc của người đó?
 - Người đó chạy theo hướng nào?
Câu 2. (5,0 điểm): Một bình thông nhau có hai nhánh hình trụ thẳng đứng 1 và 2, có tiết diện tương ứng là S1 = 20 cm2 và S2 = 30 cm2. Trong bình có chứa nước với khối lượng riêng là D0 = 1000 kg/m3. Thả vào nhánh 2 một khối trụ đặc, đồng chất, có tiết diện đáy S3 = 10 cm2, chiều cao h = 10 cm và làm bằng vật liệu có khối lượng riêng D = 900 kg/m3. Khi cân bằng thì trục đối xứng của khối trụ hướng thẳng đứng.
a. Tìm chiều cao phần khối trụ ngập trong nước.
b. Đổ thêm dầu có khối lượng riêng D1 = 800 kg/m3 vào nhánh 2 (dầu không tan trong nước). Tìm khối lượng dầu tối thiểu cần đổ vào để toàn bộ khối trụ bị ngập trong dầu và nước.
c. Tìm độ dâng lên của mực nước ở nhánh 1 so với khi chưa thả khối trụ và đổ thêm lượng dầu nói ở ý b.
Câu 3. (3,0 điểm): Có ba cục đồng A, B và C có dạng khối lập phương, kích thước như nhau. Cục A có nhiệt độ 2000 C, cục B và cục C có nhiệt độ 00 C. Hỏi có cách nào làm cho nhiệt độ của cục A thấp hơn nhiệt độ của hai cục kia không? 
a. Nêu phương án thực hiện.
b. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Tính nhiệt độ cuối cùng của A, B và C sau khi làm theo cách trên.
Câu 4.(4,0 điểm): Một xe ô tô nặng 10 tấn đi lên một cái dốc, cứ đi 100m trên đường dốc thì lên cao được 2m.
a. Tính lực của động cơ để kéo xe lên nếu bỏ qua ma sát.
b. Thực tế có ma sát nên hiệu suất là 80%. Tính lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường.
c. Vận tốc của xe là 36 km/h. Tính công suất của động cơ.
d. Tính công do động cơ thực hiện sau khi xe chạy được 2km trên đường dốc.
Câu 5. (3,0 điểm): Cho các dụng cụ sau: lực kế, chậu nước và dây mảnh. 
Bằng các dụng cụ đó, em hãy trình bày cách đo khối lượng riêng của một vật rắn nhỏ không thấm nước có trọng lượng riêng lớn hơn của nước.
 ----------------------Hết-----------------------
Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ..SBD: ..
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DIỄN CHÂU
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN VẬT LÝ 8
NĂM HỌC 2018- 2019 (Gồm 3 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1.
(5,0 điểm)
 a
(2,0)
a. Quãng đường xe đạp đi được trong thời gian t : SA = v1.t = 18t
Quãng đường xe máy đi được trong thời gian t : SB = v2.t = 36t
Khi hai xe gặp nhau SA+ SB = 108
 18t + 36t = 108 à t = 2h 
à Hai xe gặp nhau lúc 7+2=9 giờ
0,5
0,5
0,5
0,5
 b
(1,0đ)
b. Ta có : SA = v1.t = 18.2 = 36 km 
à Vị trí gặp nhau của hai xe cách A là 36 km
0,5
0,5
2
(2,0)
c. Người đó xuất phát lúc 7 giờ và luôn luôn cách đều 2 xe nên xuất phát tại trung điểm của AB nghĩa là cách A 54 km. Người, xe đạp, xe máy gặp nhau cùng thời điểm và vị trí gặp nhau cách A 36km
 à Quãng đường mà người đó chạy được trong khoảng thời gian 2 giờ là: S = 
Vận tốc của người đi bộ là: 
 * Ban đầu người đi bộ cách A 54km mà sau khi đi 2 giờ cách A 36km nên người đó chạy theo hướng từ B tới A.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
(5,0 điểm)
2.a
(1,5)
S3
S1
S3
S2
h1
h
a. Gọi h1 là chiều cao phần khối trụ ngập trong nước.
Khối trụ nổi cân bằng nên lực đẩy Ac-si-met cân bằng với trọng lực, ta có: FA= P
Do đó: 
S1
S3
S2
h1
h
0,5
1,0
2.b
(2,0đ)
b. Lượng dầu đổ vào tối thiểu khi mặt trên của khối trụ vừa ngập đến ngang bề mặt của dầu. Khi đó phần chiều cao khối trụ ngập trong nước là h2. Lực đẩy Ac-si-met tổng cộng của dầu và nước cân bằng với trọng lượng của khối trụ
Khối lượng dầu tối thiểu cần đổ thêm:
0,5
0,5
0,5
0,5
S1
S2
h2
h
S3
c
(1,5đ)
c. Độ tăng áp suất lên đáy bình bằng áp suất do trọng lượng của khối trụ và dầu nén lên tiết diện ngang của bình
Độ tăng thêm của mực nước ở nhánh 1
1,0
0,5
Câu 3
(3,0điểm)
a
(1,0đ)
a. Kí hiệu khối lượng mỗi cục đồng là m, nhiệt dung riêng là c
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Đem cục A áp váo cục B. Gọi nhiệt độ của hai cục khi cân bằng là t1 
Bước 2: Đem cục A áp váo cục C thì A truyền nhiệt cho C. Gọi nhiệt độ của 2 cục này khi cân bằng là t2
Bước 3: Đem cục B áp vào cục C, nhiệt độ cân bằng của 2 cục này khi cân bằng là t3
0,25
0,25
0,25
0,25
b
(2,0đ)
b. Khi cục A áp vào cục B, ta có phương trình:
mc (200 – t1) = mc (t1 - 0)
 t1 = 1000c 
- Khi cục A áp vào cục C, ta có phương trình:
mc(100 – t2) = mc (t2 - 0)
 t2 = 500C
- Khi đem cục B áp vào cục C, ta có phương trìnhmc(t1 – t3) = mc(t3 – t2)
 100 – t3 = t3 – 50 t3 = 750C
- Sau quá trình truyền nhiệt như trên nhiệt độ của cục A là t2 = 50, nhiệt độ của cục B và C là t3 = 750C
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4
(4,0điểm)
a. Nếu bỏ qua ma sát, lực của động cơ để kéo xe lên : F=
b. - Công có ích kéo động cơ lên : Aci= P.h= 200 000(J)
- Công toàn phần mà động cơ sinh ra : Atp= 
- Công hao phí ( công thắng lực ma sát) : Ahp= Atp-Aci= 50 000(J)
- Độ lớn lực ma sát là : Fms= 
c. Đổi : v= 36km/h= 10m/s.
- Lực kéo của động cơ : Fk= 
- Công suất của động cơ là : P= Fk. v= 2500.10= 25 000(W)
d. Công do động cơ thực hiện trên quãng đường 2km
 A= Fk.l= 2500.2000= 5000 000(J)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 5
(3,0điểm)
Ta lần lượt làm như sau: 
- Bước 1: Buộc sợi dây vào vật rồi treo vào lực kế, đọc số chỉ P1 của lực kế 
 Khối lượng của vật là m = 
- Bước 2: Nhúng chìm vật vào chậu nước, đọc số chỉ P2 của lực kế
 Lực đẩy của nước tác dụng lên vật là FA = P1 – P2
 Thể tích của vật là V = 
 (Dn là khối lượng riêng của nước)
- Bước 3: Xác định khối lượng riêng của vật là 
 D = 
Với P1, P2 đo được ở trên và Dn là khối lượng riêng của nước
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
Tổng
20
(Học sinh giải cách khác đúng thì cho điểm tối đa)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_vat_li_lop_8_nam_hoc_2018_20.doc