Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tuần 23, Tiết 23: Tài liệu hướng dẫn vẽ trang trí theo chủ đề vẽ tranh cổ động

Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tuần 23, Tiết 23: Tài liệu hướng dẫn vẽ trang trí theo chủ đề vẽ tranh cổ động

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẼ TRANG TRÍ THEO CHỦ ĐỀ

VẼ TRANH CỔ ĐỘNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nâng cao về kiến thức bố cục trong trang trí ững dụng, hiểu được sự đa

dạng phong phú của bố cục trang trí ứng dụng, Hiểu phương pháp tiến hành bài vẽ

trang trí ứng dụng. Hiểu phương pháp vẽ đường nét hình mảng đối với các bài trang

trí ứng dụng

2 . Kĩ năng: Thể hiện bài trang trí theo cách cảm và hiểu biết của bản thân ,biết sử

dụng hình mảng đường nét phù hợp với yêu cầu của bài tranh cổ động. Vẽ được bài

tranh cổ động

3. Thái độ: Yêu quý vẻ đẹp của tranh cổ động, tôn trọng những sản phẩm, những giá

trị nghệ thuật do tranh cổ động mang lại.

4. Hình thành và phát triển năng lực học sinh: Quan sát, cảm thụ, ược lượng tư

duy, thực hành, nhận biết, sáng tạo, vấn đáp, thích ứng môi trường, tư duy logic, phân

tích tổng hợp.

pdf 11 trang Phương Dung 5250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tuần 23, Tiết 23: Tài liệu hướng dẫn vẽ trang trí theo chủ đề vẽ tranh cổ động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/2/ 2021 
 Tuần 23- Tiết 23 
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẼ TRANG TRÍ THEO CHỦ ĐỀ 
VẼ TRANH CỔ ĐỘNG 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Nâng cao về kiến thức bố cục trong trang trí ững dụng, hiểu được sự đa 
dạng phong phú của bố cục trang trí ứng dụng, Hiểu phương pháp tiến hành bài vẽ 
trang trí ứng dụng. Hiểu phương pháp vẽ đường nét hình mảng đối với các bài trang 
trí ứng dụng 
2 . Kĩ năng: Thể hiện bài trang trí theo cách cảm và hiểu biết của bản thân ,biết sử 
dụng hình mảng đường nét phù hợp với yêu cầu của bài tranh cổ động. Vẽ được bài 
tranh cổ động 
3. Thái độ: Yêu quý vẻ đẹp của tranh cổ động, tôn trọng những sản phẩm, những giá 
trị nghệ thuật do tranh cổ động mang lại. 
4. Hình thành và phát triển năng lực học sinh: Quan sát, cảm thụ, ược lượng tư 
duy, thực hành, nhận biết, sáng tạo, vấn đáp, thích ứng môi trường, tư duy logic, phân 
tích tổng hợp. 
II. CHUẨN BỊ : 
1. Đồ dùng học tập : 
- Giấy A3 hoặc A4, bút chì, sáp màu, màu nước, tẩy... 
2. Phương pháp dạy học : 
- Quan sát, vấn đáp, trực quan 
- Luyện tập, thực hành, 
- Liên hệ thực tiễn cuộc sống 
- Nhóm - thảo luận 
III.TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN : 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát 
nhận xét 
- GV cho HS xem tranh và gợi ý 
- Em hãy cho biết thế nào là tranh cổ 
động? 
- So sánh giữa tranh cổ động và tranh đề 
tài? 
a) Nêu đặc điểm của tranh cổ động 
- Tranh cổ động còn có tên gọi nào khác? 
- Tranh cổ động gồm có những phần 
- Hs quan sát tranh 
- Là loại tranh dùng để tuyên truyền : chủ 
trương chính sách của đảng và nnhà 
nước, tuyên truyền cho các hoạt động xã 
hội và giới thiệu sản phẩm 
- HS so sánh 
- Tranh tuyên truyền, áp phích, quảng cáo 
- Hình ảnh và chữ 
 nào? 
- Đặc điểm tranh cổ động? 
+ VD Hình vẽ và màu sắc 
- Tranh cổ động thường đặt ở đâu, nhằm 
+ Hình ảnh cô động, dễ hiểu 
+ Chữ phải ngắn gọn rõ ràng, nên dùng 
chữ ba ton đều nét hoặc chữ Rô manh , 
quảng cáo thì nên dùng chữ phăng. 
+ Màu sắc phải có tính tượng trưng, gây 
ấn tượng mạnh mẽ (màu sắc hài hoà, 
hoặc rực rỡ tươi sáng tuỳ theo ý thích của 
người vẽ ) 
+ Hình vẽ sinh động, sáng tạo,chân thực, 
rõ nét 
- Hình con chim hoà bình màu trắng thể 
hiện trên nền trời xanh tựng trưng cho 
cuộc sống yên vui, mong muốn hoà bình 
+ Hình ảnh quả bom là hình tượng chiến 
tranh, chết chóc thêm hai nét gạch chéo là 
xoá bỏ, phản đối 
mục đích gì? 
- Tranh được làm bằng chất liệu gì? 
- GV giới thiệu các loại tranh cổ động : 
+ Cổ động phục vụ chính trị 
+ Cổ động thương mại 
-> Tranh cổ động về văn hoá, y tế giáo 
dục, thể thao 
b)Phân tích tranh: Vì mái trường không 
có ma tuý ( Chiêu Anh Luận ) 
- Nội dung bức tranh? 
- Bố cục bức tranh có gì đặc biệt? 
- Những hình ảnh trong tranh muốn thể 
hiện điều gì? 
- Màu sắc trong tranh? 
-> Bức tranh: vì mái trường không có ma 
tuý là bức tranh cổ động đẹp về bố cục, 
rõ về hình tượng có sức lôi cuốn hấp dẫn 
- Tranh đặt ở nơi công cộng , đông người 
qua lại nhằm thu hút sự chú ý của mọi 
người. 
- Chất liệu : Bột, sơn 
+Có nhiều kích cỡ khác nhau, khuôn khổ 
phong phú đa dạng. 
+ Vận động bầu cử, thực hiện nghĩa vụ 
quân sự, chống chiến tranh 
+ Giới thiệu sản phẩm 
- Hình ảnh chính là hai cánh tay chắc 
khoẻ : như che chở, bảo vệ đùm bọc cho 
trường học ( cô giáo và học sinh học tập ) 
- Bố cục chặt chẽ thể hiện rõ nội dung : 
Hãy ngăn chặn hiểm hoạ ma tuý để học 
sinh được yên vui học tập 
- Phía trên sau cánh tay là hình ảnh rùng 
rợn của hậu hoạ ma tuý, ý nói cần phải 
loại trừ 
+ Phía dưới đặt dòng chữ “ Vì mái trường 
không có ma tuý ” chân phương chắc 
khoẻ vừa tạo cho bố cục chặt chẽ vừa làm 
rõ nội dung 
người xem vì thế có tác dụng tuyên 
truyền rất tốt về việc chống tệ nạn ma tuý 
- Đơn giản nổi rõ hai cánh tay màu trắng 
nói lên sức mạnh sự quyết tâm phải bảo 
vệ học sinh khỏi tệ nạn ma tuý 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs cách vẽ 
- GV gợi ý cho HS chọn nội dung và hình 
ảnh 
- Tìm bố cục : tìm hình ảnh chính, phụ 
- Kiểu chữ 
- Vẽ hình : + phác mảng hình chính phụ. 
vẽ mảng chính trước phụ sau 
+ Sắp xếp dòng chữ 
- Vẽ màu : chọn màu phù hợp với nội 
dung 
- Phòng chống bệnh thế kỉ AIDS, Ma tuý 
- Bảo vệ môi trường 
- Phòng chống bệnh truyền nhiễm như 
SARS-CoV-2 
- Bảo vệ nguồn nước 
4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP: 
- Tranh cổ động dùng để làm gì? 
- Hình vẽ trong tranh cổ động như thế 
 nào? 
- Màu sắc trong tranh ra sao? 
- Nêu cách vẽ một bài tranh cổ động? 
- Nhận xét một số bài vẽ của HS 
-> GV kết luận 
-> GV nhận xét giờ học 
- HS trả lời 
- HS nghe + bổ sung 
5. THỰC HÀNH : 
- Thực hiện bài vẽ tranh cổ động trên 
giấy A4 hoặc A3. 
- Chủ đề: Tuyên truyền và phòng chống 
đại dịch SARS-CoV-2 
- Học sinh làm bài thực hành xong chụp 
ảnh và gửi bài làm trên trang học trực 
tuyến cho giáo viên bộ môn. 
NỘI DUNG GHI BÀI 
Bài 23: Vẽ trang trí 
VẼ TRANH CỔ ĐỘNG (2TIẾT) 
I. Quan sát và nhận xét: 
- Là loại tranh dùng để tuyên truyền : chủ trương chính sách của đảng và nnhà nước, 
tuyên truyền cho các hoạt động xã hội và giới thiệu sản phẩm. 
- Tranh tuyên truyền, áp phích, quảng cáo... 
- Hình ảnh và chữ 
+ Hình ảnh cô động, dễ hiểu 
+ Chữ phải ngắn gọn rõ ràng, nên dùng chữ ba ton đều nét hoặc chữ Rô manh , quảng 
cáo thì nên dùng chữ phăng. 
+ Màu sắc phải có tính tượng trưng, gây ấn tượng mạnh mẽ (màu sắc hài hoà, hoặc 
rực rỡ tươi sáng tuỳ theo ý thích của người vẽ ) 
+ Hình vẽ sinh động, sáng tạo,chân thực, rõ nét 
II. Cách vẽ: 
- Tìm chọn nội dung và hình ảnh tuyên truyền, cổ động 
- Tìm bố cục : tìm hình ảnh chính, phụ 
- Kiểu chữ 
- Vẽ hình : + phác mảng hình chính phụ. vẽ mảng chính trước phụ sau 
 + Sắp xếp dòng chữ 
- Vẽ màu : chọn màu phù hợp với nội dung 
BÀI TẬP: 
- Vẽ một bức tranh tuyên truyền cổ động mà em thích, nội dung mang tính tích cực 
phản ánh nội dung tình hình thế giới và trong nước hiện này như dịch bệnh, bảo vệ 
môi trường, năng lượng sạch, phân biệt chủng tộc, bình đẳng giới, an toàn giao thông 
bảo vệ động vật hoang dã, nạn chặt phá rừng... 
- Làm bài cá nhân, trên giấy A4, lấy điểm đánh giá thường xuyên và rất quan trọng. 
MỘT SỐ TRANH CỔ ĐỘNG THAM KHẢO 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_mi_thuat_lop_8_tuan_23_tiet_23_tai_lieu_huong_dan_ve.pdf