Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 13: Bài toán dân số - Nguyễn Nhựt Ảnh

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 13: Bài toán dân số - Nguyễn Nhựt Ảnh

TÊN BÀI DẠY: BÀI TOÁN DÂN SỐ

Môn học: Ngữ văn 8

Thời gian thực hiện: Tuần 14 – Tiết 53, 54

I. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức: Hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

2.Về năng lực:

- Rèn cho học sinh kĩ năng tích hợp với phần tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài phương pháp thuyết minh để đọc- hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.

- Biết vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.

2. Phẩm chất:

Giáo dục mọi người hiểu được tầm quan trọng của nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số .Nếu không hạn chế sự ra tăng dân thì con người sẽ làm hại chính mình.

 

docx 14 trang Phương Dung 01/06/2022 3740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 13: Bài toán dân số - Nguyễn Nhựt Ảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Vĩnh Hậu
Tổ: VĂN-SỬ-ĐỊA-GDCD NS: 4/12/2021 GVTH: NGUYỄN NHỰT ẢNH
TÊN BÀI DẠY: BÀI TOÁN DÂN SỐ
Môn học: Ngữ văn 8 
Thời gian thực hiện: Tuần 14 – Tiết 53, 54
I. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: Hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.
2.Về năng lực: 
- Rèn cho học sinh kĩ năng tích hợp với phần tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài phương pháp thuyết minh để đọc- hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.
- Biết vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.
2. Phẩm chất:
Giáo dục mọi người hiểu được tầm quan trọng của nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số .Nếu không hạn chế sự ra tăng dân thì con người sẽ làm hại chính mình.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- HS sử dụng tài khoản Google Meet hoặc một số phần mềm khác được nhà trường cung cấp (Microsoft Teams, Olm, Google form, Google Meet, Google Class zoom).
- Link tư liệu dạy học: 
- SGK NV 8- Tài liệu về vấn đề phát triển dân số...
III. Tiến trình dạy học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1 : MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài
b) Nội dung: HS vận dụng vào kiến thức hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi gv đã giao tuần trước.
c) Sản phẩm: Học sinh chuẩn bị câu trả lời theo nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (Thực hiện ở tiết trước)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Nhận thông tin
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Bước 4: Kết luận, nhận định:
Từ giữa thế kỉ XX cho đến nay, dân số thế giới, nhất là dân số các nước kém phát triển tăng lên một cách chóng mặt. Làm thế nào để hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số nhằm tránh hiểm hoạ và nâng cao cuộc sống con người? Đây chính là vấn đề được tác giả Thái An đề cập đến trong bài “Bài toán dân số”.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
b) Nội dung: Gv hướng dẫn hs tiếp cận các văn bản bằng cách giao nhiệm vụ ở nhà trên nhóm zalo của lớp:
NV1
1.Hãy giới thiệu tg và xuất xứ vb?
c) Sản phẩm: Nắm rõ thông tin về tác giả và tác phẩm.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Giáo viên giới thiệu về tác giả.
? Nêu xuất xứ văn bản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả
Thái An
2. Tác phẩm
- Trích từ báo giáo dục và thời đại CN số 28 (1995)
Hoạt động 2: Đọc, chú thích, tìm hiểu kết cấu bố cục, phân tích văn bản.
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu nội dung tác phẩm.
b) Nội dung: Gv hướng dẫn hs tiếp cận các văn bản bằng cách giao nhiệm vụ ở nhà trên nhóm zalo của lớp:
c) Sản phẩm: Nắm rõ nội dung về tác phẩm.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm dự kiến
NV1
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
-Hướng dẫn học sinh đọc, chú ý những câu cảm, những con số, những từ phiên âm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc theo giáo viên hướng dẫn
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- H đọc tiếp, H khác nhận xét, cho điểm.
 Bước 4: Kết luận, nhận định:
-GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS.
NV2
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
? Bài này thuộc kiểu văn bản gì? Tại sao?
? Cho biết phương thức biểu đạt của kiểu VB nhật dụng này?
? Xác định bố cục của văn bản?
? Nếu chia phần thân bài ra thành 3 luận điểm, em sẽ chia ntn?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
* Văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề thời sự vừa cấp thiết, vừa lâu dài của đời sống nhân loại...đó là vấn đề gia tăng dân số, tình trạng báo động ở Việt Nam cũng như thế giới.
* Phương thức lập luận chính là thuyết minh
(bằng chứng minh, giải thích ) Kết hợp tự sự.
* Luận điểm 1: Bài toán 1: Đặt thóc lên bàn cờ ( ô1: 1 hạt -> ô 64 tính theo cấp số nhân là 1 con số khủng khiếp.)
- Luận điểm 2: So sánh sự gia tăng dân số như hạt thóc trên bàn cờ (bắt đầu là 2 người, -> năm 1995 là 5,63 tỉ người, đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ.
- Luận điểm 3: Thực tế phụ nữ có thể sinh rất nhiều con (>2) dẫn đến sự gia tăng dân số khắp hành tinh.
 Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
II Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc – chú thích
- Kiểu văn bản: nhật dụng
- PTBD: TM-TS
2. Bố cục
* 3 phần:
- MB: Từ đầu -> sáng mắt ra: Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình đặt ra từ thời cổ đại.
- TB: Tiếp -> ô thứ 31 của bàn cờ: Tập trung làm rõ tốc độ gia tăng dân số thế giới vô cùng nhanh chóng.
- KB: Còn lại : Kêu gọi loài người hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số...đó chính là con đường tồn tại của
 loài người.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích
a) Mục tiêu: HS phân tích nhân vấn đề chính trong tác phẩm
b) Nội dung: Gv hướng dẫn hs tiếp cận các văn bản bằng cách giao nhiệm vụ ở nhà trên nhóm zalo của lớp:
c) Sản phẩm: Nắm rõ thông tin về tác phẩm.
d) Tổ chức thực hiện:
NV1
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
? Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản là gì?
? Em hiểu ntn về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình?
? Lúc đầu, dẫn ra ý kiến: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại, thái độ của tác giả như thế nào? Vì sao?
? Sáng mắt ra là thế nào? Nhận xét về cách nói ấy?
? Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của bài viết?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
* Là vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình (vấn đề sinh đẻ có kế hoạch)
* - Dân số là số người sinh sống trên phạm vi một quốc gia và toàn cầu.
- Kế hoạch hóa gia đình là vấn đề sinh sản của mỗi gia đình. Nó gắn liền với vấn đề dân số.→ Đây là vấn đề đang được toàn thế giới quan tâm.
* - Không tin
- Vì vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình là một vấn đề rất hiện đại mới đặt ra gần đây (vài chục năm nay so với dăm bảy ngàn năm về trước, cách ta rất xa, dân số còn ít) nên tác giả tỏ ý nghi ngờ.
Sau khi nghe xong câu chuyện bài toán cổ, thái độ của tác giả có thay đổi không? Biểu hiện?
- Thay đổi: sáng mắt ra
* - Chợt hiểu ra bản chất của vấn đề
- Cách nói bằng hình ảnh ẩn dụ
-> Từ đó khẳng định tác giả đã tin, đã thấy đúng là vấn đề ấy dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại.
* - Bằng cách lập luận phản đề (từ không tin – tin), hình ảnh ẩn dụ
-> Tạo sự bất ngờ, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
* GV: Tác giả tỏ ý nghi ngờ, không tin lại có sự chênh lệch giữa các ý kiến như vậy... và cuối cùng đã “sáng mắt ra”. Đây là cách nói bằng hình ảnh ẩn dụ tạo sự tò mò, gây hứng thú, lôi cuốn người đọc dù viết về vấn đề tưởng như rất khô khan. -> cách nêu vấn đề trực tiếp, tự nhiên, nhẹ nhàng, hấp dẫn.
 Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
3. Phân tích
3.1. Phần mở bài: nêu vấn đề
Đây là vấn đề đang được toàn thế giới quan tâm.
- Từ câu chuyện một bài toán cổ, tác giả đã sáng mắt ra
- Tác giả nêu vấn đề một cách tự nhiên, trực tiếp dễ thuyết phục về bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại.
NV
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
* Theo dõi đoạn 2 trang 130
? Nội dung chính của phần thân bài là gì?
? Để làm rõ cho nội dung ấy tác giả đã kể lại câu chuyện kén rể của nhà thông thái?
? Câu chuyện kết thúc bất ngờ ntn?
? Kể lại câu chuyện về bài toán cổ, tác giả có dụng ý gì?
* Theo dõi đoạn 3 trang 130-131
? Nội dung đoạn 3 có liên quan gì đến đoạn 2 ?
? Từ câu chuyện của kinh thánh: Trái đất ban đầu chỉ có 2 người -> số liệu dân số thế giới đến 1995 là 5,63 tỉ người đạt đến ô thứ 30 của bàn cờ, tác giả muốn lí giải điều gì? Nhận xét cách lí giải này?
* Theo dõi đoạn 4 trang 131
? Bước tiếp theo, tác giả đưa chúng ta đến dẫn chứng thực tế nào?
? Qua đây, tác giả muốn nói điều gì?
? Các nước nêu trên thuộc châu lục nào? nước nào thuộc châu á? nước nào thuộc châu phi?
? Bằng sự hiểu biết của em về 2 châu lục đó, trước tỉ lệ sinh con đã nêu, em có nhận xét gì về sự phát triển dân số của 2 châu lục?
? Bằng sự hiểu biết của em về 2 châu lục đó, trước tỉ lệ sinh con đã nêu, em có nhận xét gì về sự phát triển dân số của 2 châu lục?
? Nhận xét về cách lập luận của tác giả ở đây?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
*GV treo bảng phụ: bài toán về hạt thóc.
Ô1 = 1 Ô2 = 2 Ô3 = 4 Ô4 = 16 Ô5 = 32
Ô6 = 64 Ô7 = 128 Ô8 = 256 Ô 9 = 512 Ô 64 =?
*-> Không chàng trai nào đủ thóc để lấy được cô gái. Vì không ai có đủ số hạt thóc đặt trên bàn cờ
(có 64 ô). Bởi mỗi ô bàn cờ chỉ đặt vài hạt thóc tưởng chừng như rất ít ỏi, nhưng cứ gấp đôi theo cấp số nhân thì số thóc cả bàn cờ đủ để phủ kín bề mặt trái đất - 1 con số kinh khủng!
*Gợi ý:
(?) ý nghĩa câu chuyện có liên quan gì đến vấn đề mà tác giả muốn nói tới ?
 (?) Mục đích tác giả kể câu chuyện là gì?
GV: Sự phát triển dân số nhanh, mất cân đối sẽ ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc và nhân loại.
*- Lí lẽ đơn giản, chứng cớ đầy đủ
- Vận dụng các phương pháp thuyết minh như: thống kê, so sánh, phân tích
 Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
3.2. Thân bài 
Nội dung đề cập:
 Tốc độ gia tăng dân số thế giới là rất nhanh.
* Câu chuyện kén rể của nhà thông thái:
 -> Thấy được tốc độ tăng ghê gớm của số lượng hạt thóc (theo cấp số nhân)
-> lập phép so sánh liên tưởng.
* Bài toán dân số được tính toán từ một chuyện trong “kinh thánh”
-> Đây là sự so sánh độc đáo, giúp người đọc hình dung một cách cụ thể sự gia tăng dân số với tốc độ chóng mặt
* Thực tế tỉ lệ sinh con của phụ nữ rất cao
-> Mỗi gia đình có 1-2 con là rất khó khăn.
- Châu Á, châu Phi là những nước chậm phát triển nhưng dân số lại tăng nhanh
- Tăng dân số là kìm hãm sự phát triển XH, là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo lạc hậu.
→ Quan hệ mật thiết
-> Cảnh báo nguy cơ bùng nổ dân số.
- Lí lẽ đơn giản, chứng cớ đầy đủ
- Vận dụng các phương pháp thuyết minh như: thống kê, so sánh, phân tích
NV2
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
? Tại sao nói ở phần cuối tác giả nêu ra đáp án của bài toán dân số? Đáp án đó là gì?
? Theo tác giả, muốn tồn tại phải làm ntn?
? Qua đây em thấy tác giả có thái độ như thế nào về dân số kế hoạch hoá gia đình?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
GV: Hướng vào chủ đề của bài toán dân số, tác giả nâng cao tầm quan trọng của bài toán dân số bằng câu độc thoại của nhân vật nổi tiếng trong vở kịch của Sêch-xpia với nỗi dằn vặt của con người thời phục hưng: Tồn tại hay không tồn tại...
*-> Đi đến ô 64 càng dài lâu hơn. Tức là phải hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số.
*Tác giả nhận thức rõ vấn đề gia tăng dân số và hiểm hoạ của nó -> có trách nhiệm với đời sống cộng đồng, trân trọng cuộc sống tốt đẹp của con người.
 Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
*Tích hợp môi trường :
 Khi có được những hiểu biết trên, là một học sinh lớp 8 em sẽ làm gì để góp phần vào việc hạn chế gia tăng dân số và bảo vệ môi trường nơi em đang sinh sống ?
3.3. Lời kêu gọi
- Con đường tồn tại và phát triển của nhân loại là phải sinh đẻ có kế hoạch.
-> Hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
a) Mục tiêu: HS tổng kết vè nội dung-ý nghĩa và nghệ thuật trong tác phẩm.
b) Nội dung: Gv hướng dẫn hs tiếp cận các văn bản bằng cách giao nhiệm vụ ở nhà trên nhóm zalo của lớp:
c) Sản phẩm: Nắm rõ thông tin về tác phẩm.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Sức thuyết phục của văn bản này là gì?
?) Văn bản đem lại cho em những hiểu biết gì về vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình?
? Ý nghĩa VB?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
 -HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
* Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
 Giáo viên nhận xét, đánh giá
4. Tổng kết.
4.1. Nghệ thuật
- Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu, phân tích.
- Lập luận chặt chẽ.
- Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục.
4.2. Nội dung- Ý nghĩa VB:
* Nội dung
- Câu chuyện cổ về hạt thóc trên bàn cờ đã làm sáng tỏ hiện tượng tốc độ gia tăng vô cùng nhanh chóng của dân số thế giới.
- Thực trạng tình hình dân số thế giới và Việt Nam; sự phát triển nhanh và mất cân đối sẽ ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc và nhân loại.
- Giải pháp: không có cách nào khác, phải hành động tự giác hạn chế sinh đẻ để làm giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số.
* Ý nghĩa VB:
- Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại.
4.3. Ghi nhớ (122)
3. HOẠT ĐỘNG 3:LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Hs nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức
b) Nội dung: 
*Tích hợp môi trường :
 Khi có được những hiểu biết trên, là một học sinh lớp 8 em sẽ làm gì để góp phần vào việc hạn chế gia tăng dân số và bảo vệ môi trường nơi em đang sinh sống ?
c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi của GV
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:HS suy nghĩa trả lời
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
-Tác giả nhận thức rõ vấn đề gia tăng dân số và hiểm hoạ của nó -> có trách nhiệm với đời sống cộng đồng, trân trọng cuộc sống tốt đẹp của con người.
 Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
? Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình hình tăng dân số hiện nay?
4. HOẠT ĐỘNG: VẬN DỤNG
a- Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức đã học ở phần trên và tìm hiểu thêm về vấn đề dân số ở địa phương mình.
b- Nội dung: Gv hướng dẫn hs tiếp cận các văn bản bằng cách giao nhiệm vụ ở nhà trên nhóm zalo của lớp:
 Nhiệm vụ: Viết đoạn văn thuyết minh tuyên truyền về hạn chế phát triển dân số và kế hoạch hoá gia đình của địa phương em. 
 (GV gợi ý: Dựa vào các số liệu trong các bài báo hoặc SGk môn Giáo dục công dân và môn Địa lí.)
c-Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
d-Tổ chức thực hiện:
B1: Gv giao nhiệm vụ cho hs như mục nội dung và yêu cầu các em nghiêm túc thực hiện
B2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà
B3:Gv yêu cầu hs nộp bài qua hệ thống Zalo hoặc facebook -à gv kiểm tra và nhận xét vào bài làm của học sinh
 à Gv trả bài chọn 1 số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp	
__________________________________________________
Trường THCS Vĩnh Hậu
Tổ: VĂN-SỬ-ĐỊA-GDCD NS: 4/12/2021 GVTH: NGUYỄN NHỰT ẢNH
TÊN BÀI DẠY: DẤU NGOẶC ĐƠN, DẤU HAI CHẤM
Môn học: Ngữ văn 8 
Thời gian thực hiện: Tuần 14 – Tiết 55
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thấy được công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Nắm được cách dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm khi viết.
- Vận dụng được kiến thức giải quyết các bài tập
 2. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức sử dụng dấu ngoặc đơn dấu hai chấm đúng ngữ pháp.
- Có ý thức học tập, tự giác, tích cực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- HS sử dụng tài khoản Google Meet hoặc một số phần mềm khác được nhà trường cung cấp (Microsoft Teams, Olm, Google form, Google Meet, Google Class zoom).
- Link tư liệu dạy học: 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài
b) Nội dung: HS vận dụng vào kiến thức hiểu biết của mình để trả lời.
c) Sản phẩm:HS hoàn thành nhiệm vụ.
d) Tổ chức thực hiện:
Gv chiếu câu sau lên bảng:
"Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học."
(Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh)
Chỉ ra những dấu câu đặc biệt trong câu trên
 Vậy người ta sử dụng dấu :, () ở trong để làm gì? Công dụng của chúng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu Tìm hiểu về dâu ngoặc đơn.
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
b) Nội dung: Gv hướng dẫn hs tiếp cận các văn bản bằng cách giao nhiệm vụ ở nhà trên nhóm zalo của lớp:
c) Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ.
d) Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Dấu ngoặc đơn trong những ví dụ đó được dùng để làm gì?
? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn đi thì nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không? Vì sao?
? Như vậy dấu ngoặc đơn có công dụng như thế nào?
? Đọc ghi nhớ SGK/ T134.
Bài tập nhanh: Bảng phụ
? Phần nào sau đây có thể cho vào dấu ngoặc đơn? Tại sao ?
a/ Nam, lớp trưởng lớp 8A, có giọng hát rất hay.
b/ Bộ phim “Em bé Hà Nội”, do nghệ sĩ Lan Hương đóng vai chính, rất hay.
c/ Mùa xuân, mùa đầu tiên của 1 năm, cây cối xanh tươi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
*HS: a. giải thích để làm rõ “họ” ngụ ý chỉ ( Những người bản xứ”-> giúp người đọc hiểu rõ hơn phần được chú thích có tác dụng nhấn mạnh.
b. Dùng để thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó (ba khía) được dùng để gọi tên một con kênh-> giúp người đọc hình dung rõ hơn đặc điểm của con kênh này.
c. Dùng để bổ sung thông tin về năm sinh (701), năm mất(762) của Lí Bạch và cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào ( Tứ Xuyên).
*HS: Không, vì khi đặt một phần nào đó trong dấu ngoặc đơn thì người viết đã coi đó là phân cung cấp thông tin thêm, chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản.
*GV: Lưu ý thêm: Có khi dấu ngoặc đơn còn được sử dụng với dấu (?) để tỏ ý hoài nghi; dấu ( !) tỏ ý mỉa mai; dấu(?!) vừa tỏ ý mỉa mai vừa tỏ ý hoài nghi.
 Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
I. Dấu ngoặc đơn
1. Phân tích ngữ liệu: SGK/ T134
Dấu ngoặc đơn dùng để
a. Giải thích “Họ” là người bản xứ
b. Thuyết minh một loài động vật mà tên nó dùng để gọi tên một con kênh.
c. Bổ sung thông tin về năm sinh và mất của Lí Bạch và Miên Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
-> Dấu ngoặc đơn dùng để:
+ Giải thích
+ Thuyết minh
+ Bổ sung thêm.
2. Ghi nhớ: SGK/ T134
Hoạt động 2: Tìm hiểu về dấu hai chấm
a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu về dấu hai chấm
b) Nội dung: Gv hướng dẫn hs tiếp cận các văn bản bằng cách giao nhiệm vụ ở nhà trên nhóm zalo của lớp:
c) Sản phẩm: Nắm rõ kiến thức về dấu hai chấm
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
? Trong VD a, dấu hai chấm được dùng để làm gì?
? Trong VD b, dấu hai chấm dùng để làm gì?
? Dấu hai chấm trong VD c dùng để làm gì?
? Có thể bỏ phần trong dấu hai chấm được không?
? Dấu hai chấm có công dụng gì?
? Đọc ghi nhớ SGK/ T135.
* Bài tập nhanh: Thêm dấu 2 chấm vào câu sau cho đúng ý định người viết:
a) Người Việt Nam nói “Học thày không tày học bạn”.
b) Nam khoe với tôi rằng “hôm qua nó được điểm 10”.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
* HS: Dùng để đánh dấu (báo trước ) lời đối thoại( của Dế Mèn nói với Dế Choắt và của Dế Choắt nói với Dế Mèn)
* HS: Dùng để giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học.
* HS: Không, vì sẽ mất đi một phần nghĩa cơ bản, câu không hoàn chỉnh về nghĩa.)
Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
1. Phân tích ngữ liệu: SGK/ T135
- Dấu hai chấm
a. Đánh dấu lời đối thoại
b. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
c. Giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả.
-> Dấu 2 chấm:
+ Đứng trước lời đối thoại
+ Lời dẫn trực tiếp
+ Giải thích.
2. Ghi nhớ: SGK/ T135
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Hs nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức
b) Nội dung: Gv hướng dẫn hs tiếp cận các văn bản bằng cách giao nhiệm vụ ở nhà trên nhóm zalo của lớp:
c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi của GV
d) Tổ chức thực hiện:
GV: Hướng dẫn H làm bài tập
? Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong các trường hợp sau?
- HS lên bảng làm
- HS ở dưới nhận xét ⭢ nhận xét chốt đúng sai...
- GV nhận xét
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn
b) Nội dung: Gv hướng dẫn hs tiếp cận các bài tập bằng cách giao nhiệm vụ ở nhà trên nhóm zalo của lớp:
c-Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
d-Tổ chức thực hiện:
B1: Gv giao nhiệm vụ cho hs như mục nội dung và yêu cầu các em nghiêm túc thực hiện
B2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà
B3:Gv yêu cầu hs nộp bài qua hệ thống Zalo hoặc facebook -à gv kiểm tra và nhận xét vào bài làm của học sinh
 à Gv trả bài chọn 1 số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp	
******************************************************************
Trường THCS Vĩnh Hậu
Tổ: VĂN-SỬ-ĐỊA-GDCD NS: 4/12/2021 GVTH: NGUYỄN NHỰT ẢNH
TÊN BÀI DẠY: DẤU NGOẶC KÉP
Môn học: Ngữ văn 8 
Thời gian thực hiện: Tuần 14 – Tiết 56
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu công dụng của dấu ngoặc kép.
 - Biết cách sử dụng dấu ngoặc kép.
 2. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức sử dụng dấu ngoặc kép đúng ngữ pháp.
- Có ý thức học tập, tự giác, tích cực
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
HS- GV sử dụng tài khoản Google Meet hoặc một số phần mềm khác được nhà trường cung cấp (Microsoft Teams, Olm, Google form, Google Meet, Google Class zoom).
- Link tư liệu dạy học: 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài
b) Nội dung: HS vận dụng vào kiến thức hiểu biết của mình để trả lời.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ.
d) Tổ chức thực hiện:
Gv cho hs xem hình ảnh
Người ta thường nói: Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam. Sự phức tạp của ngữ pháp tiếng Việt có sự "đóng góp không nhỏ của hệ thống dấu câu, mời các con quan sát hình ảnh: Ma trận hệ thống dấu câu tiếng Việt
Có một dấu câu mà ta chưa nhắc tới đấy chính là dấu ngoặc kép. Vậy dấu câu này có chức năng gì, cô và các con sẽ tìm hiểu trong tiết hôm nay
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép.
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu dấu ngoặc kép.
b) Nội dung: Gv hướng dẫn hs tiếp cận các văn bản bằng cách giao nhiệm vụ ở nhà trên nhóm zalo của lớp:
c) Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV treo( chiếu) bảng phụ -> HS đọc VD và quan sát các đoạn trích ở mục I, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn câu hỏi SGK.
? Dấu “ ” trong các ví dụ trên dùng để làm gì?
? Qua các VD, hãy nêu công dụng của dấu “ ” ?
Bài tập nhanh
? Hãy điền dấu “ ” cho phù hợp với mục đích của đoạn văn?
- Chúng ập vào nhà họ Vương như 1 đám ruồi xanh.
- Tôi nói nghe đâu vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ tôi xoay ra sống bằng cách đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
*a) Đánh dấu lời dẫn trực tiếp: câu nói của Găngđi
b) Đánh dấu từ ngữ hiểu theo một số nghĩa đặc biệt (ẩn dụ): Từ “dải lụa” chỉ chiếc cầu
-> cách nói hình ảnh, gây sự chú ý.
c) Đánh dấu từ ngữ mà TDP thường ding khi nói về sự cai trị của chúng đối với VN “khai hóa văn minh cho 1 nước lạc hậu”.
 -> Tục ngữ có hàm ý mỉa mai.
d) Đánh dấu tên các vở kịch
GV lưu ý: Tên các tác phẩm, tập san... được dẫn khi in có thể in nghiêng, đậm hoặc gạch chân.
*2 HS nêu -> 1 HS đọc ghi nhớ.
*Đáp án: 
Từ “ruồi xanh” -> đánh dấu từ ngữ biểu thị ý mỉa mai. 
-Từ ‘nghe đâu”-> dẫn lời người nói..
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án
I. Công dụng của dấu ngoặc kép.
1. Phân tích ngữ liệu: SGK/ T134
Dấu ngoặc kép dùng để: Đánh dấu
a) Trích lời dẫn trực tiếp
b) Từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt
c) Từ ngữ hàm ý mỉa mai
d) Tên các vở kịch
2. Ghi nhớ : sgk( 142)
Dấu ngoặc kép dùng để:
- Trích lời dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Hs nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức
b) Nội dung: Gv hướng dẫn hs tiếp cận các văn bản bằng cách giao nhiệm vụ ở nhà trên nhóm zalo của lớp:
c) Sản phẩm:HS trả lời câu hỏi của GV
d) Tổ chức thực hiện:
1. Bài tập 1 (142) Đánh dấu
a) Lời dẫn trực tiếp: những câu nói giả định của lão Hạc
b) Từ ngữ hàm ý mỉa mai
d) Lời dẫn trực tiếp: dẫn lại lời của người khác
d) Lời dẫn trực tiếp + hàm ý mỉa mai, châm biếm
e) Lời dẫn trực tiếp: những từ ngữ trích trong 2 câu thơ của N.Du.
2. Bài tập 2 (143) Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp, giải thích lý do.
a) “...cười bảo” -> đánh dấu lời đối thoại (báo trước)
 “cá tươi”, “tươi” -> đánh dấu từ ngữ được dẫn lại
b) “...chú Tiến Lê” -> đánh dấu lời dẫn trực tiếp
 “Cháu hãy...cháu” -> lời dẫn trực tiếp
c) “...bảo hắn” -> đánh dấu lời dẫn trực tiếp
 “Đây là...” -> đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
3. Bài tập 3 (T144)
Hai câu có ý nghĩa giống nhau những dùng dấu câu khác nhau.
a) Dùng đủ dấu câu đê đánh dấu lời dẫn trực tiếp: lời của chủ tịch Hồ Chí Minh
b) Không dùng dấu câu như trên vì đây là lời dẫn gián tiếp, chỉ lấy ý cơ bản để diễn đạt thành câu của người viết.
4. Bài tập 5 (T144):
Viết một đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng các loại dấu câu đó.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn
b) Nội dung: Gv hướng dẫn hs tiếp cận các bài tập bằng cách giao nhiệm vụ ở nhà trên nhóm zalo của lớp:
c-Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
d-Tổ chức thực hiện:
B1: Gv giao nhiệm vụ cho hs như mục nội dung và yêu cầu các em nghiêm túc thực hiện
B2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà
B3:Gv yêu cầu hs nộp bài qua hệ thống Zalo hoặc facebook -à gv kiểm tra và nhận xét vào bài làm của học sinh
 à Gv trả bài chọn 1 số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp	
KÝ DUYỆT TỔ TRƯỞNG
VH, ngày .....tháng ....năm2021
.........................................................
......................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_bai_13_bai_toan_dan_so_nguyen_nhut_anh.docx