Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 31

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 31

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

a.Đọc- hiểu

- Đọc –hiểu nội dung của các ngữ liệu, nắm được cách sắp xếp trật tự từ trong câu.

- Thấy được tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau.

b. Viết.

- Biết đặt câu, viết đoạn văn đảm bảo hiệu quả của trật tự từ

c. Nói và nghe.

 - Nhận diện, hiểu và nêu được tác dụng của trật tự từ trong những ngữ cảnh cụ thể.

- Nhận xét, đánh giá phản hồi tích cực trước bài làm của các bạn

- Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.

2. Về năng lực:

a.Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

b. Năng lực đặc thù:

 - Năng lực ngôn ngữ

- Năng lực thẩm mỹ

 

doc 16 trang Phương Dung 30/05/2022 4240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Tiết 121
 Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
a.Đọc- hiểu
- Đọc –hiểu nội dung của các ngữ liệu, nắm được cách sắp xếp trật tự từ trong câu.
- Thấy được tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau.
b. Viết.
- Biết đặt câu, viết đoạn văn đảm bảo hiệu quả của trật tự từ
c. Nói và nghe.
 - Nhận diện, hiểu và nêu được tác dụng của trật tự từ trong những ngữ cảnh cụ thể.
- Nhận xét, đánh giá phản hồi tích cực trước bài làm của các bạn
- Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực: 
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
	- Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực thẩm mỹ
3.Về phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào bài học
b) Nội dung hoạt động: 
- HS trả lơi câu hỏi
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS lên bảng chép theo trí nhớ cặp câu 3,4 trong bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan. Xác định CN, VN trong hai câu thơ đó.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS suy nghĩ và làm bài
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày bài làm trên bảng 
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu: 
- HS nắm được cách sắp xếp trật tự từ trong câu.
- Thấy được tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau
b) Nội dung hoạt động: 
- Tìm hiểu ngữ liệu, rút ra nhận xét về tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong câu.
c) Sản phẩm học tập:
- Phiếu học tập phân tích tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong câu
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu trong SGK trang 110 và 111.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
- Giáo viên phát phiếu học tập yêu cầu HS thực hiện những nhiệm vụ cần làm trong phần I.
Phiếu học tập
1. Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu? 
2. Vì sao tác giả chọn trật tự từ như trong VD
3. Hãy thử chọn một trật tự từ khác và nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy?
..........................
...........................
..........................
...........................
..........................
...........................
 Để diễn đạt nội dung câu in đậm trong đoạn văn, có bao nhiêu cách sắp xếp trật tự từ. Nhận xét về sự sắp xếp trật tự từ trong câu? 
 Sau khi HS thực hiện xong nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
- HS đọc thầm VD trong SGK, trang 111 và 112
- GV yêu cầu nhóm 1,2: Hoàn thiện phiếu HT số 1 
+ Phiếu HT số 1: Trật tự từ trong VD phần II.1 có tác dụng gì? Từ đó, khái quát chung về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu.
- GV yêu cầu nhóm 3,4: Hoàn thiện phiếu HT số 2 
+Phiếu HT số 2: So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm phần II.2. Từ đó, khái quát chung về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu.
 Sau khi HS thực hiện xong nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
I.Nhận xét chung
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng.
- Việc sắp xếp trật tự từ trong câu cần phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
3. Kết luận. ( Ghi nhớ) 
II. Một số tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ. 
1. Ví dụ.
2. Nhận xét.
- Trật tự từ trong câu có một số tác dụng sau:
+ Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
+ Nhấn mạnh h/a, đặc điểm của sv, hiện tượng.
+ Thể hiện thứ tự nhất định của sv, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.
+ Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
3. Kết luận. ( ghi nhớ )
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
b) Nội dung hoạt động: 
- HS làm BT trong SGK
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Các đoạn văn đã viết.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao cho mỗi nhóm làm một phần của BT.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tìm câu trả lời
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
GV giao nhiệm vụ cho 3 dãy
+ Dãy ngoài: a
+ Dãy giữa: b
+ Dãy trong: c
Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm.
HS làm việc theo nhóm
Sau khi HS thực hiện xong nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
III.Luyện tập
Bài tập. 
a. Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử.
b. Đặt cụm từ “ đẹp vô cùng” trước hô ngữ , Tổ quốc ta ơi. Nhấn mạnh cái đẹp của non sông mới được giải phóng.
- Cụm từ hò ô tiếng hát được đảo lên trước để bắt vần lưngvới ''Sông Lô'' , tạo cảm giác kéo dài, thể hiện sự mênh mang của sông nước, đồng thời bắt vần chân với câu trước để tạo sự hài hòa về mặt ngữ âm cho lời thơ.
c. Lặp lại các từ và cụm từ "mật thám", "đội con gái" ở 2 đầu hai vế câu là để liên kết chặt chẽ câu ấy với câu đứng trước.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức của bài học vào thực hành đặt câu viết đoạn văn đảm bảo sự sắp xếp cảu trật tự từ
b) Nội dung: 
Hs đặt câu, viết đoạn văn
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời cho các câu hỏi đọc hiểu văn bản.
- Đoạn văn trong đó đảm bảo sự sắp xếp trật tự từ hợp lí
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá: 
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
- GV yêu cầu HS: Lấy VD một câu văn, chỉ rõ tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu văn đó.
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn ( đề tài tự chọn) chỉ ra tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong 1 câu văn của đoạn văn vừa viết. ( BTVN)
* HDVN
- Nắm vững ND phần ghi nhớ, hoàn thiện các bài tập.
- Chuẩn bị: Lựa chọn trật tự từ trong câu( luyện tập)
VD: Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
-Trật tự từ trong câu văn trên để nhấn mạnh hình ảnh đặc điểm của sv.
Tuần 31
Tiết 122
 Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
a.Đọc- hiểu
- Hiểu vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận
b. Viết.
- Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn nghị luận.
- Xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận.
- Biết chọn các yếu tố tự sự, miêu tả cần thiết và biết cách đưa các yếu tố đó vào đoạn văn, bài văn nghị luận một cách thuần thục hơn.
- Biết đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một bài văn nghị luận có độ dài 450 chữ.
c. Nói và nghe.
 - Nhận diện, hiểu và nêu được tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận.
- Nhận xét, đánh giá phản hồi tích cực trước bài làm của các bạn
- Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực: 
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
	- Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực thẩm mỹ
3.Về phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào bài học
b) Nội dung hoạt động: 
- HS trả lơi câu hỏi
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS lên bảng làm BT 1 ( trang 116)
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS suy nghĩ và làm bài
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày bài làm trên bảng 
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực hành
- HS xác lập được hệ thống luận điểm, sắp xếp luận điểm hợp lí
- Hs biết đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận 
b) Nội dung hoạt động: 
- HS luyện tập thực hành hệ thống bài tập, SGK trang 124,125
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Các đoạn văn đã viết.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
-HS kiểm tra lẫn nhau việc làm các BT đã chuẩn bị ở nhà: Lập dàn ý cho đề văn ( SGK, trang 124)
- Giáo viên phát phiếu học tập, ghi sẵn các luận điểm có trong phần II.2 ( SGK, trang 125) yêu cầu HS thực hiện những nhiệm vụ cần làm trong phần II.
- Hs làm việc theo nhóm nhỏ (1 bàn/nhóm)
Phiếu học tập
1. Nên đưa vào bài viết những luận điểm nào trong số cá luận điểm đã cho?
2. Cần sắp xếp lại các luận điểm đã chọn lựa theo một hệ thống như thế nào để bài viết có bố cục rành mạch, hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục người đọc người nghe? 
.
.........................
...........................
..........................
...........................
 Sau khi HS thực hiện xong nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
- HS đọc thầm VD trong SGK, trang 125và 126
- GV yêu cầu nhóm 1,2: Hoàn thiện phiếu HT số 1 ( đoạn văn a)
- GV yêu cầu nhóm 3,4: hoàn thiện phiếu HT số 2 ( đoạn văn b)
Yêu cầu nhiệm vụ trong phiếu hoc tập: Em thấy có nên đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận của mình không? Vì sao? Nhận xét về việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào trong đoạn văn nghị luận phần a và b?
 Sau khi HS thực hiện xong nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
I.Chuẩn bị ở nhà.
II. Luyện tập trên lớp . 
1. Xác lập luận điểm.
Trong 5 luận điểm đã nêu, luận điểm (d) không phù hợp với yêu cầu của đề bài
-> không chọn.
2.Sắp xếp luận điểm. 
1a. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản di, lành mạnh như trước nữa.
2c. Các bạn lầm tưởng rằng cách ăn mặc như thế ... “ văn minh”, “ sành điệu”.
3e. Việc ăn mặc cần phù hợp với thời đại nhưng cũng phải phù hợp ...con người.
4b. Việc chạy theo các "mốt" ăn mặc như thế là làm mất thời gian của các bạn , ảnh hưởng xấu đến kết quả học tậpvà gây tốn kém cho cha mẹ.
5. Kết luận : Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đứng đắn.
3. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả.
- Nên đưa các yếu tố đó vào trong bài văn nghị luận vì nó làm cho việc trình bày luận cứ được cụ thể, rõ ràng, sinh động-> tăng tính thuyết phục. 
* Đoạn văn a:
- Yếu tố tự sự:
+ Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi.....
+ Có bạn đòi mua chiếc quần bò ...
+ Có bạn quên cả việc học suốt ngày ngồi chơi trò chơi điện tử.
+ Hôm qua, ở cổng trường.....lớp mình.
- Yếu tố miêu tả:
+ Trắng lòe loẹt trước ngực....
+ Xẻ gấu, thủng gối...
+ Dán mắt vào màn hình vi tính, đắm đuối...
+ Bên dưói mái tóc nhuộm một đường đỏ hoe, bên trên đôi giày to ,cao quá...
* Lụân điểm: Sự ăn mặc của các bạn thay đổi nhiều quá.
- Tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong đv a: Nó làm cho luận chứng trở nên rất sinh động, làm cho luận điểm được chứng minh rõ ràng, cụ thể như nhìn thấy trước mắt, tăng tính thuyết phục và hấp dẫn cho người đọc.
- Đoạn văn (b) cũng đưa các yếu tố tự sự và miêu tả như đoạn văn (a) nhưng nó có cái khác là ở chỗ: dẫn chứng của nó tập trung kể tả từ lớp hài kịch cổ điển của Mô-li-e vừa học ( rút ra từ tác phẩm văn học), còn ở đoạn văn (a) là sự việc, hình ảnh rút ra từ ngay thực tế lớp học.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức của bài học vào thực hành viết đoạn văn, bài văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả
b) Nội dung: 
- Hs viết đoạn văn
c) Sản phẩm học tập: 
- Đoạn văn có yếu tố tự sự và miêu tả
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá: - HS, GV đánh giá, nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả. 
 Bài tập: Nhiều bạn HS vứt rác bừa bãi ra trường, lớp gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học đường.
* HDVN
- Nắm vững ND bài học , hoàn thiện các bài tập.
- Chuẩn bị: Lựa chọn trật tự từ trong câu( luyện tập)
-> HS viết đoạn văn với một số ý:
- Thực tế hiện nay nhiều HS chưa có ý thức bảo vệ môi trường, còn hay vứt rác bừa bãi ra trường, lớp, gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Giấy rác, vỏ bánh kẹo, vỏ hạt bí hạt dưa, hộp xôi vứt trong ngăn bàn, sàn lớp, hành lang..
+ Thi xong, đề thi, giấy nháp vứt trắng xóa sân trường
+ Thực tế đó gây phản cảm, làm mất mĩ quan trường học; hạn chế tính giáo dục của nhà trường; gây ra ô nhiềm MT, là nguyên nhân gây ra một số bệnh ( mẩn ngứa, dị ứng, viêm đường hô hấp )
Tuần 31
Tiết 123
 Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU ( Luyện tập)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
a.Đọc- hiểu
- Nắm vững hơn cách sắp xếp trật tự từ trong câu.
- Hiểu rõ tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau.
b. Viết.
- Biết đặt câu, viết đoạn văn đảm bảo hiệu quả của trật tự từ
c. Nói và nghe.
 - Nhận diện, hiểu và nêu được tác dụng của trật tự từ trong những ngữ cảnh cụ thể.
- Nhận xét, đánh giá phản hồi tích cực trước bài làm của các bạn
- Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực: 
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
	- Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực thẩm mỹ
3.Về phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào bài học
b) Nội dung hoạt động: 
- HS trả lơi câu hỏi
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS lên bảng lấy 1 VD ( câu văn, câu thơ) chỉ ra tác dụng của sư sắp xếp trật tự từ trong VD đó.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS suy nghĩ và làm bài
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày bài làm trên bảng 
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
3. Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
b) Nội dung hoạt động: 
- HS làm BT trong SGK
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Các đoạn văn đã viết.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao cho mỗi nhóm làm một phần của BT.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tìm câu trả lời
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trong nhóm trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
a
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
-GV tổ chức phân chia HS trong lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm giải quyết một bài tập trong SGK
+ Nhóm 1: Bài 1
+ Nhóm 2: Bài 2
+ Nhóm 3: Bài 3
+ Nhóm 4: Bài 4
+ Nhóm 5: Bài 5
Sau khi HS thực hiện xong nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
 Trật tự các từ và cụm từ in đậm dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt động và trạng thái mà chúng biểu thị như thế nào? 
 Vì sao các cụm từ in đậm được đặt ở đầu câu? 
 Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm? 
 Các câu(a) và (b) có gì khác nhau? Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn bên dưới.
 Hãy liệt kê các khả năng sắp xếp trật tự từ trong bộ phận câu in đậm. Đối chiếu đoạn kết với dàn ý của bài văn và cho biết vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như ở đây?
Bài 1
a. Mỗi việc được kể là một khâu trong công tác vận động quần chúng, khâu này nối tiếp khâu kia: đầu tiên là phải giải thích cho quần chúng hiểu, sau đó tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng, rồi tổ chức cho quần chúng, lãnh đạo để làm cho đúng, kết quả là làm cho tinh thần yêu nước của quần chúng được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
b. Các hoạt động được sắp xếp theo thứ bậc: việc chính, việc diễn ra hằng ngày của bà mẹ là bán bóng đèn; còn bán vàng hương chỉ là việc làm thêm trong những phiên chợ chính.
Bài 2. 
 - Các cụm từ in đậm được lặp lại ngay ở đầu câu là để liên kết câu ấy với những câu trước cho chặt chẽ hơn.
Bài 3
a)
- Lom khom dưới núi, tiều vài chú
 VN TN CN
- Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
 VN TN CN
- Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc.
 VN CN 
- Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
 VN CN 
=> Nhấn mạnh sự hoang sơ, thưa thớt, tiêu điều của cảnh vật ở đèo Ngang; nhấn mạnh nỗi nhớ nước, thương nhà của tác giả. 
b) 
Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
=> Nhấn mạnh tâm trạng, cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của h/a anh giải phóng quân.
Bài 4. 
- Ở cả hai câu, phụ ngữ của động từ thấy đều là cụm C-V. 
+ Trong câu ( a): cụm C-V này có chủ ngữ đứng trước, nhằm nêu tên nhân vật và miêu tả hoạt động của nhân vật.
+ Còn trong câu (b), cụm C-V làm phụ ngữ có vị ngữ đảo lên trước, đồng thời từ trịnh trọng (chỉ cách thức tiến hành hoạt động nêu ở động từ )lại đặt trước động từ. Cách viết ấy có tác dụng nhấn mạnh sự “ làm bộ làm tịch” của nhân vật.
-> Đối chiếu với văn cảnh, nhất là với câu cuối cùng trong đoạn trích, chúng ta thấy câu thích hợp để điền vào chỗ trống là câu (b)
Bài 5.
+ Với năm từ: xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm, sẽ có nhiều cách sắp xếp trật tự từ.
+ Nhưng cách sắp xếp trật tự của nhà văn Thép Mới là hợp lý nhất vì nó đúc kết được những phẩm chất đáng quý của cây tre theo đúng trình tự miêu tả trong bài văn. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức của bài học vào thực hành đặt câu viết đoạn văn đảm bảo sự sắp xếp của trật tự từ
b) Nội dung: 
Hs đặt câu, viết đoạn văn
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời cho các câu hỏi đọc hiểu văn bản.
- Đoạn văn trong đó đảm bảo sự sắp xếp trật tự từ hợp lí
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV nêu yêu cầu học tập với HS.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá: - HS, GV đánh giá, nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
-HS viết đoạn văn, trong đó nêu rõ tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong một cụm từ hoặc 1 câu văn.
 + Nhóm 1, 2. Viết một đoạn văn ngắn làm rõ: Lợi ích của đi bộ đối với sức khỏe. Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn đã viết.
 + Nhóm 3,4: Viết một đoạn văn ngắn làm rõ: Lợi ích của đi bộ đối việc mở rộng hiểu biết thực tế. Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn đã viết.
* HDVN
- Nắm vững ND phần ghi nhớ, hoàn thiện các bài tập.
- Chuẩn bị: Tự học có hướng dẫn “ Ngọc tỉnh Liên Phú”
Bài 1.
- Đi bộ giúp sức khỏe thể chất được tăng cường
- Đi bộ giúp con người có tinh thần được thoải mái, vui vẻ
Bài2.
- Đi bộ giúp cho con người củng cố, khắc sâu kiến thức đã có trong sách vở
- Đi bộ giúp con người khám phá nhiều kiến thức mà sách vở không có
Tuần 31
Tiết 124
 Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
Hướng dẫn tự học : NGỌC TỈNH LIÊN PHÚ 
( Phú hoa sen giếng ngọc)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
a.Đọc- hiểu
- Hiểu thêm những thông tin về lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.
- Nắm chắc những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.
- Thấy được tài văn chương và vẻ đẹp tâm hồn cao quý của tác giả.
- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào đọc – hiểu những tác phẩm khác thuộc thể phú 
b. Viết.
- Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm
c. Nói và nghe.
	 - Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài phú
 - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè
	 - Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực: 
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
-Năng lực đọc hiểu văn bản
	- Năng lực tạo lập văn bản
- Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ
3.Về phẩm chất:
- Yêu nước,nhân ái,chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào bài học
b) Nội dung hoạt động: 
- HS trả lơi câu hỏi
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà: kể lại một câu chuyện em biết về Mạc Đĩnh Chi
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS tìm hiểu về tác giả
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày trên lớp 
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu: 
- Hiểu thêm những thông tin về lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.
- Nắm chắc những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.
b) Nội dung hoạt động: 
- Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản
- Đọc và tìm hiểu khái quát về văn bản
- Đọc và phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung của bài phú.
- Tổng kết về văn bản
c) Sản phẩm học tập:
- Những nét khái quát về tác giả và văn bản.
- Những giá trị nghệ thuật và nội dung của bài phú.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
-Trên cơ sở nhiệm vụ GV giao cho HS chuẩn bị ở nhà
 -HS thảo luận trong nhóm để thống nhất ý kiến
- HS đại diện các nhóm trình bày thông tin: 
+ Cuộc đời, sự nghiệp của tác giả
+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
+ Thể loại, đặc điểm của thể loại
+ Ptbđ chính
+Chữ viết
 Sau khi HS thực hiện xong nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
 Dựa vào thông tin trong tài liệu, em hãy cho biết vài nét về tác giả Mạc Đĩnh Chi?
Cho biết hoàn cảnh sáng tác của VB?
 Văn bản được viết theo thể loại nào? Bằng chữ gì?
- GV hướng dẫn HS đọc cả phần phiên âm và dịch nghĩa
- GV hướng dẫn tìm hiểu 3 chú thích trong tài liệu
Hình ảnh hoa sen giếng ngọc được tác giả ca ngợi qua những câu nào trong bài phú?
 Qua bài phú, em hiểu thêm gì về phẩm cách của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi?
Gv yêu cầu HS khái quát giá trị ND và NT của bài phú
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Mạc Đĩnh Chi (1272- 1346) là người huyện Nam Sách- Hải Dương.
- Mạc Đĩnh Chi mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo nhưng có ý chí trong học tập, nổi tiếng là thần đồng nho học xứ Hải Đông. Thời Trần Nhân Tông , ông đỗ Trạng nguyên
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, MĐC đỗ hội nguyên; thi Đình, ông được chấm đỗ Trạng nguyên, nhưng khi ra mắt nhà vua, vua Trần Nhân Tông thấy ông tướng mạo xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu. Biết ý ông đã viết bài “Ngọc tỉnh liên phú” để gửi gắm chí khí của mình. Vua Trần xem xong khen là thiên tài mới cho đậu trạng nguyên ban cờ, biển, vinh quy bái tổ.
- Thể loại: thể phú
- Chữ Hán
II. Đọc -hiểu VB
1. Đọc- tìm hiểu chú thích
2. Tìm hiểu VB
- Qua bài phú, ta thấy được tài văn chương và vẻ đẹp tâm hồn cao quý và bản lĩn quân tử của lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi
3. Tổng kết (Ghi nhớ SGK)
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập
b) Nội dung hoạt động: 
- HS luyện đọc kĩ một đoạn trong văn bản “ Phú hoa sen giếng ngọc” và thực hiện các nhiệm vụ/trả lời các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. 
- HS tập làm viết đoạn văn nghị luận và cảm thụ văn học.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Các đoạn văn đã viết.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao câu hỏi cho HS.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
- GV tổ chức hoạt động cho HS khái quát giá trị ND và NT của bài phú
- GV tổ chức hoạt động học để HS kết nối với t/g và hoàn cảnh XH: Từ hình ảnh hóa sen giếng ngọc em có liên hệ gì đến cuộc đời và phẩm chất của Mạc Đĩnh Chi?
 Mạc Đĩnh Chi dùng hình tượng một bông sen sinh ra trong giếng ngọc ở núi Hoa Sơn do một vị đạo sĩ kỳ dị hái mang xuống cõi trần. Hoa sen vốn thanh cao, không hoa nào sánh được, tuy gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn; vả lại sen này lại trồng trong giếng ngọc nữa thì càng cao quý biết bao. 
 Ông như sen, dù có phải ở vào hoàn cảnh ô trọc thế nào thì cũng vẫn giữ thanh cao, huống chi ở phải vào một thời tốt đẹp, vua công minh chính trực thì ông càng cao quý biết mấy. Sen quý nhưng phải có người sành mới biết thưởng thức.
 Bài phú nổi tiếng bao đời không chỉ cho ta thấy tài năng, mà trước hết thấy được cốt cách cao quý của cụ Mạc Đĩnh Chi !
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm cảm xúc của bài phú. Giúp HS biết vận dụng kiến thức có trong bài học để giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống. 
b) Nội dung: 
- HS vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản phú để đọc một số đoạn trích/văn bản khác có cùng phương thức và chủ đề với văn bản “ Phú hoa sen giếng ngọc” 
- HS vận dụng kĩ năng làm văn nghị luận văn học.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời cho các câu hỏi 
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV nêu yêu cầu nhiệm vụ học tập cho HS.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
 GV yêu cầu HS tìm hiểu thêm những VB thuộc thể phú khác, đọc mở rộng, nêu giá trị ND và NT chính của VB đó
*HDVN: 
Hoàn thành BT
Chuẩn bị: Chữa lỗi diễn đạt (lỗi logic)
-HS tìm hiểu các VB thuộc thể loại phú, đọc mở rộng.
VD: Văn bản “Cư trần lạc đạo phú" của vua Trần Nhân Tông

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_hoc_ki_2_tuan_31.doc