Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 21-29 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 21-29 - Năm học 2020-2021

 MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức :

 - Những hiểu biết bước đầu về “Người kể chuyện cổ tích” An-đec-xen .

 - Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố nghệ thuật và mộng tưởng trong tác phẩm

 - Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh .

 2.Kĩ năng :

 - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm .

 - Phân tích một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau)

 - Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện .

 3. Thái độ :

 - Lòng thương cảm sâu sắc của học sinh đối với em bé bán diêm bất hạnh trong đêm giao thừa .

 - Giáo dục học sinh biết thương yêu những đứa trẻ bất hạnh.

II. PHƯƠNG PHÁP & KĨ THUẬT DẠY HỌC:

 - Đàm thoại

. - Đọc diễn cảm

 - Phân tích và gợi tìm

 - Vấn đáp

 - Thảo luận

III. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của GV:

 - Soạn bài - Nghiên cứu bài.

 - Tham khảo thêm một số truyện của nhà văn An – Đéc -Xen

 - Ảnh cô bé bán diêm phóng to

 2. Chuẩn bị của HS:

 - Học bài - Soạn bài.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Bài cũ:

 ? .Em hãy tóm tắt văn bản Cô bé bán diêm?

2. Bài mới:

 Đặt vấn đề: Hoàn cảnh thật đáng thương. Đây có thể là hình ảnh thật đã từng xảy ra trên đất nước Đan Mạch thời An-đéc-xen, nhưng cũng có thể là tình huống do nhà văn sáng tạo ra để khắc hoạ câu chuyện (sự đối lập rất gay gắt: Em bé - đêm giao thừa. Trời rét buốt - em bé cô đơn). Thực tế và mộng tưởng xen kẽ với nhau như thế nào?

 

doc 25 trang thucuc 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 21-29 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21	CÔ BÉ BÁN DIÊM (An-đec-xen )
I. MỤC TIÊU:
	 1. Kiến thức :
 - Những hiểu biết bước đầu về “Người kể chuyện cổ tích” An-đec-xen .
 - Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố nghệ thuật và mộng tưởng trong tác phẩm 
 - Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh .
 2.Kĩ năng : 
 - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm .
 - Phân tích một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) 
 - Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện .
 3. Thái độ :
 - Lòng thương cảm sâu sắc của học sinh đối với em bé bán diêm bất hạnh trong đêm giao thừa .
 - Giáo dục học sinh biết thương yêu những đứa trẻ bất hạnh.
II. PHƯƠNG PHÁP & KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 - Đàm thoại 
. - Đọc diễn cảm 
 - Phân tích và gợi tìm 
 - Vấn đáp
 - Thảo luận 
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV:
 - Soạn bài - Nghiên cứu bài. 
 - Tham khảo thêm một số truyện của nhà văn An – Đéc -Xen 
 - Ảnh cô bé bán diêm phóng to 
 2. Chuẩn bị của HS: 
 - Học bài - Soạn bài.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
1. Bài cũ:
 	 ? Trình bày ngắn gọn nguyên nhân cái chết của lão Hạc?
2. Bài mới:
	Đặt vấn đề: Có cảnh thương tâm nào hơn cảnh một em bé mồ côi mẹ, chết cóng trong đêm giao thừa. Vì sao đến nông nỗi ấy? Câu chuyện này liệu có thật và có thể xảy ra? Vậy, chúng ta cùng nhau phân tích văn bản Cô bé bán diêm.	
	Hoạt động 1 	I. Tìm hiểu chung
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Gv: Gọi Hs đọc mục chú thích Sgk.
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Gv: ? Nêu một vài nét về tác giả, tác phẩm.
- An-đéc-xen (1805-1875), là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.
- Văn bản này trích gần hết truyện ngắn Cô bé bán diêm.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
Giọng chậm, thông cảm, cố gắng phân biệt những cảnh thực và ảo ảnh trong và sau từng lần cô bé quẹt diêm.
Gv yêu cầu Hs nêu câu hỏi về những từ khó, hướng dẫn các em đọc các từ khó trong sgk.
Gv: Em hãy tóm tắt văn bản Cô bé bán diêm?
3. Bố cục:
Gv: Văn bản này được chia làm mấy đoạn? ý mỗi đoạn?
Hs nêu 
- 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu -> đôi bàn tay em đã cứng đờ ra.
=> Hoàn cảnh sống của cô bé bán diêm. 
 + Đoạn 2: Tiếp -> họ đã về chầu thượng đế.
=> Những mộng tưởng của cô bé bán diêm.
 + Đoạn 3: Còn lại.
=> Cái chết của cô bé bán diêm.
Hoạt động 2 	II. Đọc , tìm hiểu văn bản
Gv: Gia cảnh cô bé có gì đặc biệt?
1. Hoàn cảnh sống của cô bé bán diêm 
- Mẹ mất sơm, bà nội hiền hậu mất, gia tài tiêu tan, nơi ở của hai bố con là một xó tối tăm.
Gv: Gia cảnh ấy đã đẩy em bé đến tình trạng như thế nào?
- Hoàn cảnh cô đơn, bơ vơ, đói rét.
- Luôn bị bố đánh.
- Phải tự mình đi bán diêm ở ngoài đường để kiếm sống và mang tiền về cho bố.
Gv: Cô bé cùng những bao diêm xuất hiện trong thời điểm đặc biệt nào?
- Đêm giao thừa.
Gv: Thời điểm ấy tác động như thế nào đến con người?
- Thường nghĩ đến gia đình (Đêm của sum họp, đầm ấm; của niềm hân hoan, niềm vui, hạnh phúc đón chờ năm mới).
Gv: Cảnh tượng hiện ra như thế nào trong đêm giao thừa:
3. Củng cố:
.	- Em hãy tóm tắt phần 1 của văn bản này? 
- Hoàn cảnh sống của cô bé bán diêm
4. H­íng dÉn HS häc bµi ë nhµ:
 	- Học bài.
- Tóm tắt tác phẩm
 	- Soạn tiết 2 của bài Cô bé bán diêm 
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
Tiết 22 	CÔ BÉ BÁN DIÊM (An-đec-xen)
	(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
	 1. Kiến thức :
 - Những hiểu biết bước đầu về “Người kể chuyện cổ tích” An-đec-xen .
 - Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố nghệ thuật và mộng tưởng trong tác phẩm 
 - Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh .
 2.Kĩ năng : 
 - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm .
 - Phân tích một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) 
 - Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện .
 3. Thái độ :
 - Lòng thương cảm sâu sắc của học sinh đối với em bé bán diêm bất hạnh trong đêm giao thừa .
 - Giáo dục học sinh biết thương yêu những đứa trẻ bất hạnh.
II. PHƯƠNG PHÁP & KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 - Đàm thoại 
. - Đọc diễn cảm 
 - Phân tích và gợi tìm 
 - Vấn đáp
 - Thảo luận 
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV:
 - Soạn bài - Nghiên cứu bài. 
 - Tham khảo thêm một số truyện của nhà văn An – Đéc -Xen 
 - Ảnh cô bé bán diêm phóng to 
 2. Chuẩn bị của HS: 
 - Học bài - Soạn bài.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
1. Bài cũ:
 	 ? .Em hãy tóm tắt văn bản Cô bé bán diêm?
2. Bài mới:
 Đặt vấn đề: Hoàn cảnh thật đáng thương. Đây có thể là hình ảnh thật đã từng xảy ra trên đất nước Đan Mạch thời An-đéc-xen, nhưng cũng có thể là tình huống do nhà văn sáng tạo ra để khắc hoạ câu chuyện (sự đối lập rất gay gắt: Em bé - đêm giao thừa. Trời rét buốt - em bé cô đơn). Thực tế và mộng tưởng xen kẽ với nhau như thế nào?
Hoạt động 1 	II. Đọc , tìm hiểu văn bản
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
2. Những mộng tưởng của cô bé bán diêm
Gv: Hãy cho biết cô bé đã quẹt diêm tất cả mấy lần?
- Năm lần: bốn lần đầu mỗi lần quẹt một que, lần thứ năm em quẹt hết các que diêm còn lại trong bao.
Gv: Trong lần quẹt thứ nhất, cô bé đã nhìn thấy gì?
Gv: Đó là một cảnh tưởng như thế nào?
* Lần quẹt diêm thứ nhất: Mộng tưởng ngồi trước lò lửa rực hồng (Em tưởng chừng như đang ngồi trước lò sưởi... toả ra hơi nóng dịu dàng).
- Sáng sủa, ấm áp, thân mật.
Gv: Lần quẹt thứ 2 qua ánh lửa cô bé đã thấy những gì?
-> Mong ước được sưởi ấm trong một ngôi nhà thân thuộc.
Gv: Đó là cảnh tượng như thế nào?
- Sang trọng, đầy đủ, sung túc.
Gv: Điều này nói lên mong ước gì của cô bé bán diêm?
* Lần quẹt diêm thứ hai: Mong ước được ăn ngon trong một mái nhà thân thuộc: mộng tưởng thấy bàn ăn có đồ đạc quý giá và ngỗng quay.
Gv: Sau hai lần quẹt diêm đó, thực tế đã thay cho mộng tưởng như thế nào?
- Em bần thần cả người... cũng bị cha mắng.
- Chẳng có bàn ăn thịnh soạn... cảnh nghèo khổ của em...
Gv: Sự sắp đặt song song cảnh mộng tưởng và cảnh thức tế đó có ý nghĩa gì?
=> Mộng tưởng được sắp đặt song song với cảnh thực.
- Làm nổi bật mong ước hạnh phúc chính đáng của em bé bán diêm và thân phận cơ cực, bất hạnh của em.
- Cho thấy sự thờ ơ, lạnh nhạt, vô nhân đạo của xã hội đối với người nghèo.
Gv: Trong lần quẹt diêm thứ 3 cô bé thấy gì?
*Lần quẹt diêm thứ ba: Mộng tưởng thấy cây thông Nô-en với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh... bày trong các tủ hàng.
- Những ngôi sao trên trời (do tất cả các ngọn nến bay lên, bay mãi... trên trời).
Gv: Em đọc được mong ước nào của cô bé từ cảnh tượng ấy?
-> Mong được vui đón Nô-en trong ngôi nhà ấm áp.
Gv: Có gì đặc biệt trong lần quẹt thứ tư?
* Lần quẹt diêm thứ tư: Mộng tưởng thấy bà nội hiện về, mĩm cười (em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em).
Gv: Khi nhìn thấy bà, em bé reo lên và nói Bà ơi! Cháu van bà, bà xin thượng đế cho cháu về với bà. Khi đó cô bé đã mong ước điều gì?
- Mong được mãi mãi ở cùng bà, người ruột thịt duy nhất thương em ở trên đời.
-> Mong ước được che chở, yêu thương.
Gv: Em nghĩ gì về những mong ước của cô bé từ bốn lần quẹt diêm ấy?
- Là những ước mong bình dị, chính đáng, những niềm hạnh phúc mà bất cứ đứa trẻ nào trên thế gian này cần được hưởng.
Thảo luận: Khi tất cả những que diêm còn lại cháy lên, là lúc em bé thấy mình bay lên cùng bà chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ họ nữa. Điều đó có ý nghĩa gì?
- Cuộc sống trên thế gian chỉ là buồn đau và đói rét đói với người nghèo khổ.
- Chỉ có cái chết mới giải thoát được bất hạnh : nghèo đói, rét buốt, bơ vơ. Vì cái chết sẽ đưa linh hồn họ đến nơi hạnh phúc vĩnh hằng, theo tín ngưỡng Thiên Chúa.
- Thế gian không có hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ có ở thượng đế chí nhân.
Gv: Tất cả những điều kể trên đã nói với ta về một em bé như thế nào?
- Bị bỏ rơi, đói rét và cô độc.
- Luôn khao khát được ấm no, yên vui và yêu thương.
3. Cái chết của cô bé bán diêm.
Gv: Kết thúc câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về số phận những con người nghèo khổ trong xã hội cũ?
- Số phận hoàn toàn bất hạnh.
- Xã hội thờ ơ với nỗi bất hạnh của người nghèo.
Gv: Em có muốn kết thúc khác không? Vì sao?
- Học sinh tự bộc lộ.
Thảo luận: Nếu cần bình luận về cái chết của cô bé bán diêm từ hình ảnh em bé chết đói, chết rét là một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười thì em sẽ nói điều gì?
- Đó là một cái chết vô tội.
- Một cái chết không đáng có.
- Một cái chết của một sự thật đau lòng. 
Hoạt động 2	III. Tổng kết
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
? Đọc Cô bé bán diêm, em nhận thức điều sâu sắc nào về xã hội và con người mà tác giả muốn nói với chúng ta?
- Trên một thế gian lạnh lùng và đói khát không có chỗ cho ấm no, niềm vui và hạnh phúc của trẻ thơ nghèo khổ.
? Từ đó, em hiểu gì về tấm lòng nhà văn An-đéc-xen dành cho thế giới nhân vật tuổi thơ của ông?
- Thương xót, đồng cảm, bênh vực.
? Có gì đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của An-đéc-xen mà chúng ta cần học tập?
- Đan xen các yếu tố thật và huyền ảo.
- Kết hợp, tự sự và biểu cảm.
- Kết cấu truyện theo lối tương phản, đối lập.
- Trí tưởng tượng bay bổng.
3. Củng cố:
.	- Những mộng tưởng của cô bé bán diêm - 
 	- Cái chết của cô bé bán diêm.
- Em hãy kể một câu chuyện của An-đéc-xen mà em thích nhất.
4. H­íng dÉn HS häc bµi ë nhµ:
 	- Tóm tắt nội tác phẩm .
 	- Nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
. 	- Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió.
 	- Tìm đọc những cây chuyện của An-đéc-xen 
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
Tiết 23	TRỢ TỪ, THÁN TỪ
I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
 - Khái niệm từ từ, thán từ.
 - Đặc điểm và cách sử dụng từ từ, thán từ .
 2. Kĩ năng:
 - Dùng trợ từ, thán từ phù hợp trong nói và viết
 3. Thái độ :
 - Giáo dục học sinh có thái độ yêu thích Tiếng Việt 
II. PHƯƠNG PHÁP & KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 - Vấn đáp + Phát hiện+ Thảo luận
 - Thuyết giảng + Quy nạp
III. CHUẨN BỊ
 1. Chuẩn bị của GV: 
- Soạn bài - Nghiên cứu bài. - SGV+SGK
 - Tìm thêm một số trợ từ , thán từ trong các văn bản 
 2. Chuẩn bị của HS: 
- Học bài - Làm bài tập
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Bài cũ:
 	- Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? 
- Làm bài tập 3.
2. Bài mới:
 	Đặt vấn đề: Trong Việt ngữ học, có trường hợp đối với một số nhóm từ nào đó, sự nhận định về tính chất ngữ pháp - ngữ nghĩa của chúng là nhất trí nhưng sự phân định từ loại và thuật ngữ từ loại vẫn chưa có sự nhất trí cao. Trợ từ, thán từ là một trong những trường hợp đó.
	Hoạt động 1	I. Trợ từ
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
Gv: Nghĩa của các câu trên có gì khác nhau?
- Câu 1: Thông báo khách quan (thông tin sự kiện).
- Câu 2 và 3: Thông báo khách quan + thông báo chủ quan (thông tin sự kiện + thông tin bộc lộ).
Gv: Các từ những, có trong các câu trên đi kèm từ ngữ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc?
- Bày tỏ thái độ, sự đánh giá đối với sự việc được nói tới (những đi kèm với từ ngữ sau nó: có hàm ý hơi nhiều; có đi kèm với từ ngữ sau nó: có hàm ý hơi ít).
Bài tập nhanh: Đặt 3 câu dùng 3 trợ từ chính, đích, ngay và nêu tác dụng của việc dùng 3 trợ từ đó?
- Nó nói dối là tự làm hại chính mình.
- Tôi đã gọi đích danh nó ra.
- Bạn không tin ngay cả tôi nữa à?
=> Tác dụng: Nhấn mạnh đối tượng được nói đến là : mình, tôi, nó.
3. Ghi nhớ: SGK
Hoạt đông 2	II. Thán từ
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Gv: Các từ này, a, và vâng trong những đoạn trích trên biểu thị điều gì?
Hs trả lời.
Gv nhận xét - bổ sung.
Gv cho Hs đặt câu với các từ này, a, vâng.
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét:
Bài tập nhanh: Đặt 3 câu dùng 3 thán từ : ôi, ừ, ơ?
- Ôi! Buổi chiều thật đẹp.
- ừ! Cái cặp này được đấy.
- Ơ! Em tưởng ai hoá ra là anh.
3. Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 3	III. Luyện tập
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Treo bảng phụ, cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức.
Bài tập 1: Treo bảng phụ. Gv tổ chức cho Hs hoạt động nhóm. Đại diện hai nhóm lên bảng đánh dấu, xem nhóm nào đánh đúng và nhanh nhất.
- Các câu có trợ từ: a, c, g, i.
? Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong những câu sau?
Bài tập 2:
- Lấy: có nghĩa là không có một lá thư, không có một lời nhắn gửi, không có một đồng quà.
- Nguyên: nghĩa là chỉ riêng tiền thách cưới đã quá to.
- Đến: nghĩa là quá vô lí.
- Cả: nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường.
- Cứ: nhấn mạnh một việc lặp lại nhàm chán.
? Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây?
Bài tập 3: Các thán từ: a. này, à; b. ấy; c. vâng; d. Chao ôi; e. Hỡi ôi.
Bài tập 4: 
- Kìa: tỏ ý đắc chí.
- Ha ha: khoái chí.
- ái ái: tỏ ý van xin.
- Than ôi: tỏ ý nuối tiếc.
? Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng.
Bài tập 6: 
- Nghĩa đen: dùng thán từ gọi đáp biểu thị sự lễ phép.
- Nghĩa bóng: nghe lời một cách máy móc, thiếu suy nghĩ.
3. Củng cố:
.	- Nhắc lại khái niệm về trợ từ, thán từ. Cho ví dụ ?.
 	- Học sinh nhắc lại phần ghi nhớ. 
- Gv chốt lại nội dung toàn bài.
4. H­íng dÉn HS häc bµi ë nhµ:
 - Học bài cũ. 
 	 - Làm tiếp các bài tập còn lại.
 - Xem trước bài mới: Tình thái từ
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
Tiết 24	MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức :
- Vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự .
- Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự .
 - Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự .
 2.Kĩ năng :
 - Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự.
 3. Thái độ :
 - Học sinh biết sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự 
II. PHƯƠNG PHÁP & KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 - Phương pháp vấn đáp; Phương pháp thuyết trình.Thảo luận. 
 - Kĩ thuật động não. 
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: 
Soạn bài - Nghiên cứu bài.
2.Chuẩn bị của HS: 
Học bài - Xem trước bài.
 IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 1. Bài cũ: 
	- Em hãy tóm tắt một văn bản mà em yêu thích.
 2. Bài mới:
	Hoạt đông 1 I. Sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Hs đọc đoạn văn trong Sgk.
1 . Ví dụ:
2. Nhận xét:
Gv: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn?
? Xác định các yếu tố miêu tả?
? Xác định các yếu tố biểu cảm?
- Các yếu tố miêu tả:
 + Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi..., làm nổi bật màu hồng của hai gò má...
- Các yếu tố biểu cảm:
 + Hay tại sự sung sướng... như thuở còn sung túc?
 + Tôi thấy những cảm giác ấm áp... thơm tho một cách lạ thường.
 + Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ... có một êm dịu vô cùng.
Gv: Các yếu tố này tách riêng hay đan xen vào nhau?
Gv đưa ví dụ cho Hs xác đinh các yếu tố tự sự, tả, biểu cảm để thấy sự đan xen của chúng trong một mạch văn nhất quán. 
- Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau một cách hài hoà để tạo nên một mạch văn nhất quán.
- Ví dụ: Tôi ngồi trên đệm xe, ... thơm tho một cách lạ thường.
 + Kể: tôi ngồi trên xe cạnh mẹ tôi.
 + Tả: đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi; khuôn miệng xinh xắn nhai trầu.
 + Biểu cảm: những cảm giác ấm áp... thơm tho lạ thường.
Nếu tước bỏ các yếu tố miêu tả, biểu cảm thì đoạn Gv: văn trên sẽ như thế nào?
- Nếu tước bỏ các yếu tố miêu tả, biểu cảm thì đoạn văn trên sẽ trở nên khô khan, không gây xúc động cho người đọc.
Gv: Tác dụng của yếu tố kể trong đoạn văn trên thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
- Nhờ có các yếu tố miêu tả, biểu cảm mà đoạn văn trở nên hấp dẫn, sinh động, khiến người đọc phải suy nghĩ, liên tưởng và rút ra được bài học về tình mẫu tử thiêng liêng.
Gv: Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên thì đoạn văn đó sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
- Nếu tước bỏ hết các yếu tố kể thì đoạn văn không còn các sự việc và nhân vật, không còn chuyện, trở nên vu vơ, khó hiểu.
Gv gọi Hs đọc phần ghi nhớ 
3.Ghi nhớ (SGK) 
Hoạt động 2: 	II. Luyện tập: 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động nhóm:
? Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản như Tôi đi học, Tức nước vỡ bờ và Lão hạc.
? Hãy viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân sau một thời gian xa cách
( Sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể).
Bài tập 1:
a. Đoạn văn Tôi đi học
-Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, ... Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong lớp học.
+ Miêu tả: Sau một hồi trống... sắp hàng... đi vào lớp, không đi... không đứng lại, co lên một chân... duỗi mạnh như đá một quả ban tưởng tưởng
+ Biểu cảm: Vang dội cả lòng tôi,... run run theo bước rộn ràng trong lớp học
b. Đoạn văn trong Tắt đèn
Miêu tả: U van con, u lạy con, bây giờ phải đem con đi bán, vẫn bị người ta đánh trói, sưng cả hai tay lên kia, thì con cứ đi với u. 
+ Biểu cảm: Đau ruột u lắm, công u nuôi con..., chết từng khúc ruột, thầy con đau ốm là thế, khổ sở đến nước nào nữa, con có thương thầy thương u..
Bài tập 2:
a. Yêu cầu: kể lại giây phút đầu tiên khi gặp lại bà.
b. Cách làm:
Không gian: từ xa đến gần (vóc người, dáng đi, gương mặt, nụ cười, quần áo...)
- Hành động: lời nói, cử chỉ, ngôn ngữ...
3. Củng cố:
.	- Hãy nên mối quan mối hệ giữa miêu tả, biểu cảm và kể trong văn bản tự sự
 	- Học sinh nhắc lại phần ghi nhớ. 
 	- Gv chốt lại nội dung toàn bài.
4. H­íng dÉn HS häc bµi ë nhµ:
 - Làm bài tập 2 theo gợi ý của giáo viên.
 	- Học bài cũ. 
 	- Làm tiếp các bài tập ở phần luyện tập .
 	- Xem trước bài mới.
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................

Tiết 25	 ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
( Trích Đôn Ki-hô-tê)
 (Xéc- van- tet)
I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
 - Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê .
 - Ý nghĩa của cặp nhân vật bát hủ mà Xec-van-tét đã góp vào văn học nhân loại : Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa .
 2. Kĩ năng :
 - Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích .
 - Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích 
 3.Thái độ :
 - Cảm nhận đúng về các hình tượng và cách xây dựng các nhân vật này trong đoạn trích.
 - Đánh giá đúng về bản thân cũng như thế giới quanh mình.
 - Giáo dục học sinh biết yêu lí tưởng cao đẹp song cần phải thực tế.
II. PHƯƠNG PHÁP & KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 - Phương pháp vấn đáp; Phương pháp thuyết trình.Thảo luận. 
 - Kĩ thuật động não. 
III. CHUẨN BỊ
 	1. Chuẩn bị của GV: 
- Soạn bài - Nghiên cứu bài.
 - Chân dung ,vài nét về nhà văn Xéc Van -Tét 
 - Tranh minh hoạ Đôn Ki- Hô - Tê 
 	2. Chuẩn bị của HS: Học bài - Soạn bài.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
1. Bài cũ: 
	- Theo em, tại sao trong 4 lần trước, em bé chỉ đánh mỗi lần một que diêm, nhưng ở lần cuối cùng em lại liên tục đánh hết những que diêm còn lại trong bao?
2. Bài mới:
Hoạt động 1 I. Tìm hiểu chung
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Gv gọi HS đọc phần chú thích ở sgk
1. Tác giả, tác phẩm.
Gv cho HS xem chân dung và giới thiệu vài nét về nhà văn Xéc-van-tét 
- Xéc-van-tét (1547-1616) là nhà văn Tây Ban Nha.
- Đánh nhau với cối xay gió trích trong tiểu thuyết Đô ki-hô-tê.
2. Đọc - Tìm hiểu chú thích
Gv hướng dẫn HS đọc chú ý các câu đối thoại nhưng không in xuống dòng, cần đọc với giọng thích hợp vừa ngây thơ tự tin, vừa xen lẫn hài hước.
- Học sinh tìm hiểu chú thích sgk.
3. Bố cục:
? Văn bản được làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
- Từ đầu -> không cân sức: Thầy trò Đôn Ki hô tê và Xan-chô Pan-xa trước trận chiến đấu.
- Nói rồi -> ngã văng ra xa: Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê liều mình tấn công bọn khổng lồ và thảm bại.
- Xan-chô Pan-xa đến hết: Hai thầy trò lại tiếp tục lên đường.
Hoạt động 2 II .Đọc - hiểu văn bản 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Học sinh tóm tắt truyện.
1. Nhân vật Đôn Ki-hô-tê
Gv cho HS xem hình ảnh minh hoạ nhân vật ĐônKi-hô-tê
Gv: Vì sao Đôn Ki-hô-tê lại đánh nhau với cối xay gió?
- Tưởng đó là những gã khổng lồ.
- Thấy đây là vận may (một cuộc chiến đấu chính đáng, và... này khỏi mặt đất.
Gv: Trận đánh của Đôn Ki-hô-tê diễn ra với hậu quả như thế nào?
- Ngọn giáo gãy tan tành, kéo theo... ra xa... Đôn Ki-hô-tê nằm im không cựa quậy, con ngựa bị toạc nữa vai.
Gv: Sau khi đánh nhau với cối xay gió, Đôn Ki-hô-tê có những hành động và ý nghĩ gì?
- Bẻ một cành khô, rút cái mũi sắt... ngọn giáo; thức suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng... ăn sáng...
Gv: Nhận xét về các biểu hiện đó của Đôn Ki-hô-tê?
- Không bình thường.
- Điên rồ.
Gv: Điều đó cho thấy Đôn Ki-hô-tê là người như thế nào?
- Mê muội.
- Hoang tưởng.
Gv: Em có cảm xúc gì trước biểu hiện mê muội, hoang tưởng của Đôn Ki-hô-tê?
- Hài hước.
- Buồn cười.
Gv: Lòng dũng cảm của Đôn Ki-hô-tê như thế nào trong văn bản Đánh nhau với cối xay gió?
- Một mình một ngựa xông lên đánh nhau với cối xay gió vì lí tưởng quét sạch cái giống xấu xa này ra khỏi mặt đất.
- Vẫn chọn con đường lắm người để mong gặp những chuyện phiêu lưu khác.
- Vẫn bẻ cành cây sửa lại giáo cho các cuộc chiến đấu sắp tới.
Gv: Những biểu hiện của sự coi khinh tầm thường, thực dụng?
- Dù bị đau vẫn không rên la.
- Không lấy việc ăn uống làm thích thú.
Gv: Những biểu hiện về tình yêu?
- Nhiệt thành tâm niệm nàng Đuyn-xi-nê-a của mình cứu giúp cho trong lúc nguy nan.
- Suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a.
Gv: Từ đó tính cách nào của Đôn Ki-hô-tê được bộc lộ?
- Nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi.
- Cao cả.
- Cao thượng.
Gv: Đặc điểm của Đôn trong việc đánh nhau với cối xay gió là gì?
- Hoang tưởng, điên rồ nhưng dũng cảm, cao thượng.
Gv: Cảm nghĩ của em về anh chàng hiệp sĩ này?
- Đáng chê cười ở tính cách hoang tưởng.
- Đáng khâm phục ở tính cách cao thượng.
3.Củng cố:
 	- Gọi Hs nhắc lại vài nét về nhà văn Xéc-van-tét 
 	- Qua phần I, em hiểu Đôn Ki-hô-tê là một con người như thế nào ? 
 	- Gv chốt lại nội dung toàn bài.
4. H­íng dÉn HS häc bµi ë nhµ:
 	- Học bài.
 	- Tóm tắt tác phẩm .
 	- Soạn tiết 2 của bài Đánh nhau với cối xay gió.
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
Tiết 26	 ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
( Trích Đôn Ki-hô-tê)
 	(Xéc- van- tet)
I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
 - Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê .
 - Ý nghĩa của cặp nhân vật bát hủ mà Xec-van-tét đã góp vào văn học nhân loại : Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa .
 2. Kĩ năng :
 - Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích .
 - Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích 
 3.Thái độ :
 - Cảm nhận đúng về các hình tượng và cách xây dựng các nhân vật này trong đoạn trích.
 - Đánh giá đúng về bản thân cũng như thế giới quanh mình.
 - Giáo dục học sinh biết yêu lí tưởng cao đẹp song cần phải thực tế.
II. PHƯƠNG PHÁP & KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 - Phương pháp vấn đáp; Phương pháp thuyết trình.Thảo luận. 
 - Kĩ thuật động não. 
III. CHUẨN BỊ
 	1. Chuẩn bị của GV: 
- Soạn bài - Nghiên cứu bài.
 - Chân dung ,vài nét về nhà văn Xéc Van -Tét 
 - Tranh minh hoạ Đôn Ki- Hô - Tê 
 	2. Chuẩn bị của HS: Học bài - Soạn bài.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
1. Bài cũ: 
	 - Qua phần 1, em hiểu Đôn Ki-hô-tê là một con người như thế nào?
2. Bài mới:
Hoạt động 1 	II. Đọc-hiểu văn bản :
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
2. Nhân vật Xan-chô Pan-xa
Gv: Về việc Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, Xan-chô Pan-xa đã có những lời can ngăn nào?
- Thưa ngài, Xan nói, xuất hiện ở kia chẳng phải là các tên khổng lồ... cối xay gió.
- Tôi đã chẳng bảo ngài rằng phải coi chừng trừ kẻ nào đầu óc quay cuồng như cối xay.
Gv: Vì sao Xan đã có những lời can ngăn đó?
- Vì Xan biết rõ sự thật đó là cối xay gió chứ không phải bọn khổng lồ như Đôn.
Gv: Tại sao khi chủ bị đau không kêu rên thì Xan lại nói rằng: Còn tôi, có thể.. tôi rên rỉ ngay...?
- Vì Xan tự biết không chịu nổi đau đớn.
- Vì Xan chỉ có thể tin rằng con người không chịu nỗi đau thì phải kêu rên.
Gv: Nhận xét về nhân vật Xan trong đoạn: "Được phép, Xan ngồi lại cho thật thoải mái trên lưng lừa... mà lại thoải mái nữa là khác".
- Thích ăn uống và biết cách ăn uống.
Gv: Nhận xét về nhân vật Xan từ đoạn văn: "Đôn thức suốt đêm để nghĩ tới... Xan thì không thể... bác ngủ một mạch... đánh thức bác"?
- Thích ngủ và ham ngủ.
Gv: Từ đó, đặc điểm tính cách nào của Xan được bộc lộ?
- Luôn tỉnh táo, thực tế và thực dụng.
Gv: Trong cuộc chiến đấu của chủ, Xan luôn là người đứng ngoài. Điều đó cho thấy thêm đặc điểm nào khác trong tính cách của Xan?
- Hèn nhát, ích kỉ.
Gv: Em hiểu gì về tính cách của Xan-chô Pan-xa?
- Tỉnh táo nhưng thực dụng, tầm thường.
Hoạt động 2 	III.Tổng kết
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Thảo luận: Em hiểu như thế nào về nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa?`
- Hai nhân vật có tính cách trái ngược nhau: Đôn hoang tưởng nhưng cao thượng, Xan tỉnh táo nhưng tầm thường.
Thảo luận:
Gv: Bài học từ hai tính cách này là gì?
- Con người muốn tốt đẹp không được hoang tưởng và thực dụng, cần phải tỉnh táo và cao thượng.
Gv: Em hiểu gì về nhà văn Xéc-van-téc từ hai nhân vật nổi tiếng đó của ông?
*Gv gọi Hs đọc ghi nhớ
- Phép tương phản trong xây dựng nhân vật.
-Sử dụng tiếng cười khôi hài để giễu cợt cái hoang tưởng và cái tầm thường, đề cao cái thực tế và cao thượng.
 	3.Củng cố:
 	- Em hãy nhận xét tính cách hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa
 	- Học sinh nhắc lại phần ghi nhớ. 
 	- Gv chốt lại nội dung toàn bài.
4. H­íng dÉn HS häc bµi ë nhµ:
 	- Học bài cũ. 
 	- Tìm đọc Đôn Ki-hô-tê .
 	- Soạn bài Chiếc lá cuối cùng.
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
Tiết 27 	TÌNH THÁI TỪ
I. MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức :
- Khái niệm và các loại tình thái từ .
 - Cách sử dụng tình thái từ .
 2.Kĩ năng :
 - Dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
 3. Thái độ : 
 - Giáo dục ý thức học tập.
 - Dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
II. PHƯƠNG PHÁP & KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 - Phương pháp vấn đáp; Phương pháp thuyết trình.Thảo luận. 
 - Kĩ thuật động não. 
 - Trình bày một phút.
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: 
Soạn bài - Nghiên cứu bài.
2. Chuẩn bị của HS: 
Học bài- Làm bài tập.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Bài cũ: 
	- Trong bài văn kể, nếu bỏ tự sự đi thì bài văn đó sẽ như thế nào?
2.Bài mới:
	Hoạt đông 1 	 I. Chức năng của tình thái từ
*Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Học sinh đọc vd / sgk / 80 .
GV gạch chân các từ in đậm trong vd .
-Các câu sau thuộc các kiểu câu gì ?
 a. Mẹ đi làm rồi à ? ( nghi vấn )
 b. Con nín đi ! ( cầu khiến ) 
 c. Thương thay cũng một kiếp người ! (cảm thán ) 
- Nếu bỏ các từ in đậm trong vd a, b, c đi thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi ? Tại sao?
- Vậy từ : à , đi , thay dùng trong câu để làm gì ? 
- Từ “ạ ’’trong vd d biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?
Giáo viên chốt: Các từ trên ta gọi là tình thái từ. Vậy em hiểu như thế nào là tình thái từ ?
- Theo em có mấy loại tình thái từ ?
GV gọi một học sinh đọc ghi nhớ 1 /sgk /81.
Bài tập nhanh : Xác định tình thái từ trong các câu sau :
Anh đi đi .
Sao mà lắm nhỉ nhé thế cơ chứ ? 
Chị đã nói thế ư ? 
HS trình bày một phút 
- Ví dụ : / sgk / 80 .
a . à → cấu trúc câu hỏi .
b . đi → cấu trúc cầu khiến.
c . thay → cấu trúc cảm thán.
d . ạ → sắc thái tình cảm (kính trọng,lễ phép.)
Ghi nhớ 1 /sgk /81.
Hoạt đông2: II Sử dụng tình thái từ 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
Học sinh đọc ví dụ / sgk /

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_21_29_nam_hoc_2020_2021.doc