Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 8: Tôn sư trọng đạo

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 8: Tôn sư trọng đạo

I. Mục tiêu:

* Kiến thức: Học sinh hiểu:

- Thế nào là tôn sư trọng đạo. Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo.

- Một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo. Vì sao phải tôn sư trọng đạo?

- Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.

* Kĩ năng:

- Học sinh biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với các thầy cô giáo trong c/s hàng ngày.

- Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thầy cô giáo trong cuộc sống hàng ngày

 - Biết sống, tự rèn luyện thái độ tôn sư trọng đạo.

* Thái độ :

- Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.

- Yêu quý,kính trọng thầy cô giáo.

*PC: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.

*Các năng lực hình thành:

- Năng lực chung: hợp tác, sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

- Năng lực chuyên biệt: NL tự điều chỉnh hành vi, Năng lực trách nhiệm

II. Chuẩn bị :

- Giáo viên: KHBH, tranh ảnh, tình huống, giấy khổ lớn. Tư liệu. Phiếu học tập

+Thiết bị dạy học: Máy vi tính, bảng thông minh

- HS: SGK, SBT, vở ghi, học bài cũ chuẩn bị bài mới.

 

doc 12 trang thucuc 7830
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 8: Tôn sư trọng đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng:7A .
 7B 
	 Tiết 08
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: Học sinh hiểu:
- Thế nào là tôn sư trọng đạo. Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo. 
- Một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo. Vì sao phải tôn sư trọng đạo?
- Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.
* Kĩ năng:
- Học sinh biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với các thầy cô giáo trong c/s hàng ngày.
- Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thầy cô giáo trong cuộc sống hàng ngày
 - Biết sống, tự rèn luyện thái độ tôn sư trọng đạo. 
* Thái độ :
- Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
- Yêu quý,kính trọng thầy cô giáo. 
*PC: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
*Các năng lực hình thành:
- Năng lực chung: hợp tác, sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực chuyên biệt: NL tự điều chỉnh hành vi, Năng lực trách nhiệm
II. Chuẩn bị : 
- Giáo viên: KHBH, tranh ảnh, tình huống, giấy khổ lớn. Tư liệu. Phiếu học tập 
+Thiết bị dạy học: Máy vi tính, bảng thông minh 
- HS: SGK, SBT, vở ghi, học bài cũ chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học: 
* Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học 
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Dạy học dự án
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học theo nhóm
- Đóng vai
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học:
* Ổn định tổ chức:
 - Sĩ số: 7A . 7B 
* Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là yêu thương mọi người, đoàn kết tương trợ? 
? Biểu hiện của yêu thương mọi người, đoàn kết tương trợ
? Ý nghĩa của yêu thương mọi người, đoàn kết tương trợ.
1.Trung là bạn cùng tổ, lại ở gần nhà Thủy, Trung bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày.
Nếu em là Thủy, em sẽ giúp Trung việc gì ? Vì sao?
2.Tuấn và Hưng học cùng lớp. Tuấn học giỏi, còn Hưng học kém toán. Mỗi khi có bài
tập về nhà là Tuấn lại làm hộ Hưng để Hưng khỏi bị điểm xấu. Nhận xét việc làm của 
Tuấn.Tuấn nên làm gì ?
Trả lời: 
1.Em sẽ giúp Trung chép bài, giảng bài lại cho bạn, thăm hỏi, động viên bạn vì như thế
thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ.
2.Việc làm của Tuấn là sai, vì không phải giúp bạn mà làm hại bạn. Tuân nên giảng bài
để bạn tự làm.
* Hoạt động 1: Hoạt động khởi động ( 
* Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS hứng thú khi vào bài học mới 
* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn truyện của phần bài tập kiểm tra qua máy chiếu và thực hiện yêu cầu của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.
* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
* Cách tiến hành:
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
Yêu cầu: Tiến hành cho học sinh đọc truyện trong sách và trả lời câu hỏi.
1. Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian
2. Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy giáo Bình?
3. Học sinh kể lại những kỉ niệm về ngày thầy giáo dạy nói lên điều gì?
- Hai đến ba học sinh trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung ( nếu có )
GV: Nhận xét, kết luận:
 Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn của em đối với các thầy cô giáo đã dạy dỗ mình.
 Giới thiệu bài học: Cha ông ta ngày xưa thường nói 
“Muốn sang thì bắc cầu kiều 
Muốn con hay chữ thì yêu mếm thầy” 
 Em hiểu như thế nào vế câu nói đó. Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động : Tìm hiểu về truyện đọc .
+ Mục tiêu của hoạt động: Hs nắm được ý nghĩa,
tìm hiểu về những việc làm thể hiện tôn sư trọng đạo.
+ Dự kiến thời gian: 8 phút.
+ Cách tiến hành hoạt động: GV sử dụng PP vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
- Học sinh hoạt động nhóm theo yêu cầu giao nhiệm vụ của giáo viên 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
Học sinh đọc truyện trong sách và trả lời câu hỏi.
qua máy chiếu 
Các nhóm thảo luận qua phiếu học tập 
* Nhóm 1+2 :
1. Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian
2. Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy giáo Bình?
+ Nhóm 3 +4: 
3. Học sinh kể lại những kỉ niệm về ngày thầy giáo dạy nói lên điều gì?
4. Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn của em đối với các thầy cô giáo đã dạy dỗ mình.
Bước 2: HS hoạt động thảo luận nhóm theo phiếu học tập 
* Phiếu học tập 1:
1. Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian
2. Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy giáo Bình?
* Phiếu học tập 2:
3. Học sinh kể lại những kỉ niệm về ngày thầy giáo dạy nói lên điều gì?
4. Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn của em đối với các thầy cô giáo đã dạy dỗ mình.
Bước 3: báo cáo kết quả
* Nhóm 1+2 :
Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò sau hơn 40 năm. Tình cảm được thể hiện.
+ Hoc trò vây quanh thầy giáo chào hỏi thắm thiết nhân ngày 20/11
+ Tặng thầy những bó hoa tươi thắm.
+ Không khí của buổi gặp gỡ cảm động.
+ Thầy trò tay bắt mặt mừng.
+ Nhóm 3 +4: 
+ Kỉ niệm thầy trò, bày tỏ lòng biết ơn.
+ Thầy trò lưu luyến.
=> Học trò thể hiện lòng biết ơn của mình đối với thầy giáo cũ.
Bước 4: GV đánh giá, nhận xét, kết luận: 
- Học trò thể hiện lòng biết ơn của mình đối với thầy giáo cũ.
Hoạt động: Tìm hiểu về nội dung bài học 
+ Mục tiêu của hoạt động: Hs nắm được nội dung thế nào là tôn sư trọng đạo, ý nghĩa của tôn sư trọng đạo, cách rèn luyện của tôn sư trọng đạo 
+ Dự kiến thời gian: 8 phút.
+ Cách tiến hành hoạt động: GV sử dụng PP vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, cặp đôi chia sẻ 
- Học sinh hoạt động nhóm theo yêu cầu giao nhiệm vụ của giáo viên 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
I.Truyện đọc:
Sgk/
Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu.
Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò sau hơn 40 năm. Tình cảm được thể hiện.
+ Hoc trò vây quanh thầy giáo chào hỏi thắm thiết.
+ Tặng thầy những bó hoa tươi thắm.
+ Không khí của buổi gặp gỡ cảm động.
+ Thầy trò tay bắt mặt mừng.
+ Kỉ niệm thầy trò, bày tỏ lòng biết ơn.
+ Thầy trò lưu luyến.
=> Học trò thể hiện lòng biết ơn của mình đối với thầy giáo cũ.
II.Nội dung bài học: 
1.Khái niệm:
- Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thầy cô giáo trong cuộc sống hàng ngày
 - Biết sống, tự rèn luyện thái độ tôn sư trọng đạo. 
3.Về thái độ: 
- Thói quen: thái độ biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.
 - Tính cách: Yêu quý,kính trọng thầy cô giáo. 
II/CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực trách nhiệm công dân, năng lực tự quản lí và phát triển bản than, năng lực tư duy phê phán.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phương pháp dạy học:
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp trò chơi.
 2. Phương tiện dạy học: 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên; hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn giáo dục công dân trường trung học cơ sở; giáo dục kỹ năng sống môn giáo dục công dân ở trường THCS.
- Tài liệu tham khảo: Tài liệu tập huấn: “ Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn giáo dục công dân - Trường trung học cơ sở”; Sách thiết kế bài giảng giáo dục công dân 7
- Đồ dùng: Tranh ảnh, giấy A0, giấy kiểm tra 15 phút để trống, phiếu học tập.
- Thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu .
IV/TỔ CHỨC DẠY HỌC:
Giới thiệu bài học: Cha ông ta ngày xưa thường nói 
“Muốn sang thì bắc cầu kiều 
Muốn con hay chữ thì yêu mếm thầy” 
Em hiểu như thế nào vế câu nói đó. Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học 
 1. Hoạt động : Khởi động
*Mục tiêu:
- Tìm hiểu về những việc làm thể hiện tôn sư trọng đạo.
* Cách tiến hành:
- GV: Tiến hành cho học sinh đọc truyện trong sách và trả lời câu hỏi.
1. Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian
2. Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy giáo Bình?
3. Học sinh kể lại những kỉ niệm về ngày thầy giáo dạy nói lên điều gì?
- Hai đến ba học sinh trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung ( nếu có )
GV: Nhận xét, kết luận
 Em đã làm gì để tỏ long biết ơn của em đối với các thầy cô giáo đã dạy dỗ mình.
 Hoạt động : Hình thành kiến thức 
 Hình thành khái niệm Tôn sư trọng đạo
* Mục tiêu: 
- HS nêu được thế nào là tôn sư trọng đạo.
* Cách tiến hành: 
GV: Cho học sinh trao đổi về bài hát: “ Bụi Phấn” - Vũ Hoàng.
GV: Đặt câu hỏi: 
a. Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người thầy qua ca khúc trên ?
b. Bao trùm bài hát là tình cảm, cảm xúc nào của người học trò dành cho người thầy của mình ?
c. Thế nào là tôn sư trọng đạo ?
HS: Thảo luận
GV: Hướng dẫn, nhắc nhở học sinh
HS: Hai đến ba học sinh trả lời
Lớp nhận xét, bổ sung nếu có
GV: Nhận xét kết luận.
 Biểu hiện của Tôn sư trọng đạo
* Mục tiêu: 
- Học sinh trình bày được các biểu hiện của tôn sư trọng đạo.
- Rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh
* Cách tiến hành
GV: Cho HS giải thích câu tục ngữ: “ Không thầy đố mày làm nên”. 
HS: Trả lời. 
GV: Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận: ( 3 phút) 
HS:Thảo luận và trình bày kết qủa. 
- Nhóm 1, 2: Nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo? 
HS: Cư xử lễ độ, vâng lời thầy cô; thực hiện tốt nhiệm vụ của người HS, làm cho thầy cô vui lòng. 
- Nhóm 3,4: Nêu việc làm thể hiện tôn sư trọng đạo?
 HS: Chăm học chăm làm, vâng lời thầy cô, thực hiện đúng những lời thầy cô dạy, quan tâm, thường xuyên thăm hỏi.
 -Nhóm 5, 6: Nêu việc làm không thể hiện tôn sư trọng đạo cuả HS hiện nay? 
HS: Không vâng lời, cãi lại thầy cô, gặp thầy cô không chào hỏi.
 GV chính xác hóa các đáp án của học sinh và chốt lại.
 Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo
* Mục tiêu: 
- Học sinh nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.
- Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh.
* Cách tiến hành: 
GV: Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào? 
HS: Tôn trọng và làm theo lời thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ , trở thành người có ích cho gia đình và xã hội 
GV: Theo em phải rèn luyện lòng tôn sư trọng đạo như thế nào? 
HS: Tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học, vâng lời thầy cô.
 Bổn phận và trách nhiệm của học sinh.
* Mục tiêu: 
- Học sinh trình bày được bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong việc tôn sư trọng đạo.
- Rèn luyện năng lực trách nhiệm công dân cho học sinh.
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu học sinh tự đọc nội dung trong SGK, tìm nội dung chính, tóm tắt phần vừa đọc. Sau đó, HS chia sẻ nội dung đã đọc theo cặp về phần cá nhân đã tóm tắt, và nêu câu hỏi đề nghị GV giải thích ( nếu có ).
Đại diện 2-3 cặp trình bày kết quả làm việc 
Lớp nhận xét bổ sung
GV chính xác hóa các câu trả lời của học sinh và chốt lại.
3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu: 
- Luyện tập để học sinh củng cố lại những gì đã biết về tôn sư trọng đạo, biểu hiện của tôn sư trọng đạo, ý nghĩa vấn đề cho học sinhcủa tôn sư trọng đạo, trách nhiệm của cá nhân học sinh.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết.
* Cách tiến hành: 
GV tổ chức cho học sinh làm bài tập a và b ( trong phần Bài Tập ) theo nhóm ( 4 – 6 em ).
HS làm bài tập
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm bài, lớp nhận xét đánh giá và thống nhất đáp án 
GV chính xác hóa đáp án 
Bài tập a: 
- Hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo là hành vi (1); (3):
(1) Năm đã có hành vi tôn trọng, lễ phép khi gặp cô giáo cũ: đứng nghiêm và bỏ mũ chào cô.
(3) Anh Thắng viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy từ hồi cấp 1 chứng tỏ anh Thắng đã không quên công ơn dạy dỗ của cô giáo cũ đã dạy mình từ hồi còn là lớp 1, mặc dù bây giờ anh đã là sinh viên.
- Hành vi cần phê phán là hành vi (2); (4):
(2) Hoa đã không làm bài tập khi thầy giáo giao cho, Hoa không biết vâng lời thầy, chăm lo học hành.
(4) An có thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy giáo.
Bài tập b: 
Ca dao :
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Tục ngữ :
Không thầy đố mày làm nên.
Châm ngôn :
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
Sản phẩm: Kết quả làm việc nhóm của HS 
I.Truyện đọc
Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu.
Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò sau hơn 40 năm. Tình cảm được thể hiện.
+ Hoc trò vây quanh thầy giáo chào hỏi thắm thiết.
+ Tặng thầy những bó hoa tươi thắm.
+ Không khí của buổi gặp gỡ cảm động.
+ Thầy trò tay bắt mặt mừng.
+ Kỉ niệm thầy trò, bày tỏ lòng biết ơn.
+ Thầy trò lưu luyến.
=> Học trò thể hiện lòng biết ơn của mình đối với thầy giáo cũ.
 Thế nào là tôn sư trọng đạo? 
Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ( đặc biệt là những thầy cô giáo đã dạy mình) ở mọi lúc mọi nơi, coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy mình.
- Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo, chăm chỉ, rèn luyện trong học tập.
- Hành động đền ơn, đáp nghĩa
- Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo
Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo: 
- Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta cần được giữ gìn và phát huy.
- Người biết quý trọng và biết ơn thầy cô giáo sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng. 
-Ra sức học tập, tu dưỡng, vâng lời thầy cô giáo và lễ độ với mọi người
-Kính trọng và biết ơn thầy cô ở mọi lúc, mọi nơi 
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: 
- Tạo cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng được học vào các tình huống/bối cảnh mới – nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sang tạo, năng lực trách nhiệm công dân, năng lực tự quản lí và phát triển bản thân.
*Cách tiến hành: 
1) GV nêu yêu cầu: 
a) Tự liên hệ
- Hằng ngày, những việc em làm đã thể hiện sự tôn sư trọng đạo hay chưa? 
- Nêu những việc làm tốt, những gì chưa tốt? Vì sao? 
- Hãy nêu cách khắc phục những hành vi, việc làm chưa tốt.
b) Nhận diện xung quanh
Hãy kể những phong trào, hoạt động mà trường, lớp và địa phương em sinh sống đã tổ chức để thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo?
c) GV định hướng HS
- HS phải biết tôn trọng thầy cô giáo và làm những điều đúng trong việc tôn sư trọng đạo.
2) HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
5. Hoạt động mở rộng
1. Em hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, những bài hát, những câu chuyện, bài thơ, những tấm gương thể hiện tôn sư trọng đạo?
2. Lập kế hoạch hoạt động của tập thể lớp nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11?
6. Hoạt động đánh giá 
*Mục tiêu:
- Nhận xét đánh giá được những ưu điểm, hạn chế của HS trong giờ và cả ngoài giờ học.
- Đánh giá khả năng tiếp thu bài của HS.
- Phát triển năng lực tư duy phê phán, năng lực tự điều chỉnh bản thân HS
*Cách tiến hành:
1. Đánh giá bạn:
- GV nêu câu hỏi: 
 + Em biết bạn nào trong lớp thường xuyên làm những việc thể hiện tốt thái độ tôn sư trọng đạo?
2-3 hs nêu ý kiến.
2.HS tự đánh giá kết quả tham gia bài học của HS
- GV nêu gợi ý HS đánh giá một cách nhẹ nhàng nhưng lôi cuốn và có ý nghĩa với HS
3) GV đánh giá HS bằng điểm trên cơ sở các câu hỏi, bài tập sau: 
Câu 1: Theo em, thái độ hoặc việc làm nào dưới đây thể hiện tôn sư trọng đạo?
Chỉ kính trọng, vâng lời thầy cô giáo đang dạy mình.
Thường xuyên nhớ đến và thăm hỏi thầy cô giáo cũ.
Cho rằng quan niệm "một chữ là thầy" nay đã lạc hậu.
Cho rằng không nhất thiết phải làm theo lời dạy bảo của thầy cô giáo.
Câu 2: Theo em, những ý kiến nào dưới đây là đúng?
Phải luôn luôn kính trọng và biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
Phải luôn luôn suy nghĩ và có ý kiến giống thầy cô của mình
Thầy cô giáo không chỉ mang lại kiến thức mà còn dạy dỗ ta nên người.
Người học sinh biết kính trọng và biết ơn thầy cô giáo là người phải thường xuyên thăm hỏi và tặng quà thầy cô giáo.
Làm người học sinh ngoan là đền đáp công lao của thầy cô giáo.
Chí cần vâng lời thầy cô khi ở trường, còn về nhà thì cần phải vâng lời cha mẹ.
Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
HS đọc trước bài 7 “ Đoàn kết, tương trợ” 
Mỗi HS tìm 1 ví dụ về sự đoàn kết, tương trợ trong học tập hay trong gia đình, xã hội 
V. PHỤ LỤC 
Câu hỏi và bài tập
Bài tập 1: 
Thời gian gần đây Tuấn mải mê chơi điện tử quên cả chuyện học hành nên thường xuyên bị điểm kém trong lớp. Cô giáo nhiều lần nhắc nhở nhưng Tuấn không thay đổi. Cô đã viết giấy yêu cầu Tuấn mời bố mẹ đến trường để trao đổi về tình hình học tập của Tuấn. Trên đường về Tuấn rất lo lắng và nghĩ thầm "Nếu mời bố mẹ đến thì sao nhỉ, chắc sẽ bị một trận no đòn chứ chả chơi" Đang phân vân chưa biết nên làm thế nào thì bỗng Tuấn nhìn thấy bác xe ôm ở đầu khu tập thể nhà mình. Tuấn chợt nảy ra một sáng kiến là sẽ nhờ bác giả làm bố mình để đi họp thay, như vậy sẽ tránh được một trận đòn. Tuấn hăm hở chạy lại chỗ bác xe ôm.
Câu hỏi:
1/ Theo em, hành động của Tuấn như vậy có đúng không? Vì sao?
2/ Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ khuyên Tuấn như thế nào?
Trả lời:
1/ Hành động của Tuấn là không đúng, lừa dối cô giáo.
2/ Em sẽ khuyên Tuấn mời bố mẹ đến họp và sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ
Bài tập 2: 
Ngày chủ nhật, Tú và Cẩm đang đi chơi trên đường thì gặp cô giáo cũ. Tú vội dừng lại và lễ phép chào cô, cô mỉm cười dịu dàng chào lại. Khi cô đi khuất, Tú hỏi Cẩm: "Sao cậu không chào cô?" Cẩm nói: "Cô dạy tụi mình cách đây đã mấy năm, chắc là cô chẳng còn nhớ tụi mình nữa đâu".
Câu hỏi:
1/ Theo em, suy nghĩ và việc làm của Cẩm như vậy có đúng không? Vì sao?
2/ Em sẽ góp ý gì cho Cẩm?
Trả lời
1/ Hành vi của Cẩm là không đúng vì tôn sư trọng đạo thể hiện sự tôn trọng, yêu kính đối với thầy cô cả khi ta không học thầy cô đó nữa.
2/ Em sẽ khuyên nhủ và giải thích cho Cẩm hiểu dù rằng cô giáo không dạy mình nữa nhưng chúng ta vẫn phải tôn trọng và kính yêu với các thầy cô giáo cũ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_8_ton_su_trong_dao.doc