Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 84+85 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 84+85 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Hiểu rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.

2. Năng lực: HS có kĩ năng dùng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Năng lực sử dụng câu đúng và hay.

3. Phẩm chất: HS có ý thức và tình yêu Tiếng Việt; có ý thức trau dồi vốn ngôn ngữ Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Kế hoạch bài học.

 - Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: ( 3 phút)

1. Mục tiêu:

 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS

2. Nội dung: Hình thức, đặc điểm của các kiểu câu đã học và câu trần thuật

Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ nhóm 4

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng

4. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

 - Gv: nêu câu hỏi

 GV treo bảng phụ ghi đoạn hội thoại của 2 HS.

 Trên đường đi học về, An hỏi Quỳnh:

- Bài viết tập làm văn số 5 vừa rồi bạn được mấy điểm ?

- Mình được 9 điểm.

- Ôi, điểm cao thế!

- Điểm của bạn cũng cao mà

? Dựa vào kiến thức đã được học về kiểu câu chia theo mđ nói, em hãy xác định kiểu câu của 4 câu hội thoại trên? Dựa vào đâu để em xác định câu trên ?

 - Hs: tiếp nhận – HĐ nhóm 4

 * Thực hiện nhiệm vụ

 - Học sinh: trao đổi nhóm - trả lời

 - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs

 - Dự kiến sản phẩm:

 - Bài viết tập làm văn số 5 vừa rồi bạn được mấy điểm ?(câu nghi vấn)

 - Mình được 9 điểm. (câu trần thuật - có thể không xđ được)

 - Ôi, điểm cao thế! (câu cảm thán)

 - Điểm của bạn cũng cao mà (câu trần thuật - có thể không xđ được)

 HS có thể trả lời được câu nghi vấn và cảm thán dựa vào đặc điểm hình thức và chức năng, còn câu trần thuật có thể không.

 * Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng

 * Đánh giá kết quả:

 - HS nhận xét, bổ sung đánh giá

 - GV nhận xét đánh giá

 ->GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

 

doc 12 trang thucuc 7430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 84+85 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 23/02/2021
 Tiết 84: Tiếng Việt
CÂU TRẦN THUẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Hiểu rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.
2. Năng lực: HS có kĩ năng dùng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Năng lực sử dụng câu đúng và hay.
3. Phẩm chất: HS có ý thức và tình yêu Tiếng Việt; có ý thức trau dồi vốn ngôn ngữ Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
	 - Kế hoạch bài học.
 - Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: ( 3 phút)
1. Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS 
2. Nội dung: Hình thức, đặc điểm của các kiểu câu đã học và câu trần thuật
Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ nhóm 4 
3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
4. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Gv: nêu câu hỏi
 GV treo bảng phụ ghi đoạn hội thoại của 2 HS.
 Trên đường đi học về, An hỏi Quỳnh:
- Bài viết tập làm văn số 5 vừa rồi bạn được mấy điểm ?
- Mình được 9 điểm. 
- Ôi, điểm cao thế!
- Điểm của bạn cũng cao mà 
? Dựa vào kiến thức đã được học về kiểu câu chia theo mđ nói, em hãy xác định kiểu câu của 4 câu hội thoại trên? Dựa vào đâu để em xác định câu trên ?
 - Hs: tiếp nhận – HĐ nhóm 4
 * Thực hiện nhiệm vụ
 - Học sinh: trao đổi nhóm - trả lời 
 - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs
 - Dự kiến sản phẩm:
 - Bài viết tập làm văn số 5 vừa rồi bạn được mấy điểm ?(câu nghi vấn)
 - Mình được 9 điểm. (câu trần thuật - có thể không xđ được)
 - Ôi, điểm cao thế! (câu cảm thán)
 - Điểm của bạn cũng cao mà (câu trần thuật - có thể không xđ được)
 HS có thể trả lời được câu nghi vấn và cảm thán dựa vào đặc điểm hình thức và chức năng, còn câu trần thuật có thể không...
 * Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng
 * Đánh giá kết quả:
 - HS nhận xét, bổ sung đánh giá
 - GV nhận xét đánh giá
 ->GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung 
 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật
1. Mục tiêu: Nêu được những hiểu biết của mình về câu trần thuật
2. Nội dung: đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật
 Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm
3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên: nêu yêu cầu HĐ nhóm 4 (4p)
1. Dựa vào đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán cho biết những VD trên câu nào có đặc điểm hình thức của câu cảm thán, cầu khiến, nghi vấn?
2. Các câu ở VD a, b, c, d có chức năng dùng để làm gì?
3. Qua tìm hiểu VD trên em rút ra nhận xét gì về câu trần thuật?
4. Chức năng chính của câu trần thuật là gì?
5. Trong các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?
6. Nhận xét về dấu của các câu trần thuật trên?
- Hs: tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: làm việc cá nhân và trao đổi trong nhóm.
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
- Dự kiến sản phẩm:
1. Cả 3 ví dụ a, b, c, không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến và cảm thán.
VD d: C1 là câu cảm thán vì có chứa từ ngữ cảm thán “Ôi!”.
C2, 3 mặc dù có dấu chấm than ở cuối câu những không phải là câu cảm thán vì không có chứa những từ ngữ cảm thán.
G: Vậy các câu trên gọi là câu trần thuật.
2. Các câu ở VD a, b, c, d có chức năng dùng để:
- VDa: C1;2 trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc ta.
C3: yêu cầu những người đang sống hôm nay phải có trách nhiệm ghi nhớ công lao ấy.
VDb: C1: vừa kể và vừa tả.
C2: thông báo.
VDc: dùng để miêu tả ngoại hình của Cai Tứ. 
VD d: C2: nêu lên một nhận định, đánh giá.
C3: bộc lộ tình cảm, cảm xúc (vốn là chức năng chính của câu cảm thán).
3. Câu trần thuật:
- Không có đặc điểm hình thức của kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán.
4. Chức năng chính của câu trần thuật là:
- Dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
5. Câu trần thuật được dùng nhiều nhất, vì nó thoả mãn nhu cầu trao đổi thông tin và tư tưởng tình cảm của con người trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong văn bản.
 Ngoài chức năng thông tin, thông báo câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc vốn là chức năng của câu cầu khiến, nghi vấn, cảm thán. Nghĩa là gần như tất cả các mục đích giao tiếp khác nhau đều có thể thực hiện bằng câu trần thuật.
6. Thường kết thúc bằng dấu chấm nhưng có khi kết thúc bằng dấu chấm than, dấu ba chấm.
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 
I. Đặc điểm hình thức và chức năng: 
 1. Ví dụ:
 2. Nhận xét:
- Không có đặc điểm của các kiểu câu...
- Dùng để:
 + Trình bày, kể, thông báo, miêu tả, nhận định.
 + Yêu cầu, 
bộc lộ tình cảm cảm xúc
- Được sử dụng nhiều trong giao tiếp.
- Thường kết thúc
bằng dấu chấm nhưng có khi kết thúc bằng dấu chấm than, dấu ba chấm
3. Ghi nhớ: sgk
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: 
- HS sử dụng được kiến thức đã học vào làm bài tập
2. Nội dung: Hình thức,đặc điểm, chức năng cuả các kiểu câu đã học.
 Phương thức thực hiện: hoạt động cặp đôi (Bt1,3), nhóm (BT2,4), cá nhân (BT5)
3. Sản phẩm hoạt động: hs làm vào vở bài tập
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- HS tự đánh giá
- Hs: đánh giá lẫn nhau
- Gv: đánh giá hs
5. Tiến trình hoạt động 
 Hoạt động của giáo viên và 
học sinh
 Nội dung 
Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv: theo y/c BT sgk
- Hs: tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: 
+ BT1: làm việc cá nhân: Xác đinh câu TT, t/d?
+ BT 2: HĐ nhóm bàn 3p: XĐ kiểu câu của nguyên tác? Ý nghãi chung? Điểm khác nhau giữa câu dịch và câu nguyên tác?
+ BT 3: HĐ nhóm 4 trong 2p
XĐ kiểu câu, chức năng, ý nghãi của 3 câu trên?
+ BT 4: HĐ cá nhân: XĐ kiể câu, TD? 
+ BT 5
 Viết bài cá nhân (Nháp)
 Yêu cầu: viết đúng chủ đề.
 Sử dụng bốn kiểu câu đã học một cách chính xác, hợp lí.
- Giáo viên: quan sát hs làm việc, hỗ trợ khi cần thiết
- Dự kiến sản phẩm:
Kết quả BT của HS
* Báo cáo kết quả: Hs: trình bày miệng
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức 
 1. Bài tập 1:
Cả 3 câu đều là câu trần thuật.
C1: dùng để kể.
C2;3: bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt. 
 2. Bài tập 2 :
 Nguyên tác : câu nghi vấn.
 Dịch: câu trần thuật.
=> Cả hai câu đều diễn đạt một ý nghĩa, đêm trăng đẹp gây xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm điều gì đó.
Nhưng câu dịch đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối được thể hiện ở lời tự hỏi “biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch “Khó hững hờ” cho thấy nhân vật trữ tình quá bình thản chứ không rung cảm mạnh mẽ như trong người Bác.
 3. Bài tập 3 :
 a, Câu cầu khiến.
 b, Câu nghi vấn.
 c, Câu trần thuật.
 => Cả ba câu có chức năng giống nhau dùng để cầu khiến.
 - Về ý nghĩa: câu b, c thể hiện ý cầu khiến (đề nghị) nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự hơn câu (a).
 4. Bài tập 4:
 - Tất cả đều là câu trần thuật:
 + Câu a và 2b ý cầu khiến.
 + Câu 1b trần thuật- kể.
5. Bài tập 5 :
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG: (2 phút)
1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
2. Nội dung: Các kiểu câu đã học
 Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh
4. Phương án kiểm tra đánh giá:
- HS tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên đánh giá
5. Tiến trình hoạt động 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Gv: 
Bài 6 : Viết 1 đoạn đối thoại ngắn (Giữa GV với hs hoặc hs với hs...) có sử dụng cả 4 kiểu câu đã học (chỉ rõ từng kiểu câu)?
 - HS: tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh: trả lời
- Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày. 
- Dự kiến sản phẩm: 
VD đoạn văn
 Trên đường đi học về, Lan và An đang nói chuyện bỗng Lan reo to:
 - Ôi, hoa súng nở đẹp quá ! (câu cảm thán)
 - Hoa ở đâu ? (câu nghi vấn)
 - Phía ao bên kia kìa. (câu trần thuật)
 - Cậu lội xuống hái đi ! (câu cầu khiến)
* Báo cáo kết quả: Hs trình bày
* Đánh giá kết quả:
+ Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ GV đánh giá câu trả lời của HS.
GV chốt kiến thức.
5.HĐ 5: HD HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI
- Học thuộc ghi nhớ SGK, làm hoàn thiện BT
- CBB: Ôn tập TV: ôn lại toàn bộ KT TV học từ đầu kì II
 Ngày dạy: 23/02/2021 
 Tiết 85: Tiếng Việt
CÂU PHỦ ĐỊNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
2. Năng lực: HS có kĩ năng dùng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Năng lực dùng câu đúng và hay.
3. Phẩm chất:HS có ý thức và tình yêu Tiếng Việt; có ý thức trau dồi vốn ngôn ngữ Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
	 - Kế hoạch bài học.
 - Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: ( 3 phút)
1. Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS, bước đầu hình thành KT về câu PĐ
2. Nội dung: Hình thức, nội dung của câu phủ định
Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
4. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Gv: nêu câu hỏi
GV giao nhiệm vụ đưa tình huống hỏi 2 HS
? Trong giờ sinh hoạt, có một bạn trong lớp nói rằng hôm qua em đi học muộn vì mải chơi ở quán điện tử nhưng sự thật không phải như vậy. Em sẽ thanh minh (phản bác) lại bạn ntn?
? Câu em vừa trả lời thuộc kiểu câu gì? Kiểu câu đó có đặc điểm hình thức và chức năng có gì khác so với các kiểu câu đã học?
 - Hs: tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ
 - Học sinh: trả lời 
 - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs
 - Dự kiến sản phẩm:
- Không phải thế ! Hôm qua mình không đi chơi điện tử. Xe mình bị hỏng nên không đến đúng giờ.
- Đâu có ! Mình không đi chơi điện tử. Mình bị ngã xe nên không đến đúng giờ.
- Câu em vừa trả lời thuộc kiểu câu phủ định. Kiểu câu đó có đặc điểm hình thức có từ phủ định và chức năng phủ định, phản bác lại ý kiến 
HS có thể trả lời được câu hỏi trên hoặc có thể không...
 * Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng
 * Đánh giá kết quả:
 - HS nhận xét, bổ sung đánh giá
 - GV nhận xét đánh giá
 ->GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: 
 Câu phủ định là gì? Đặc điểm hình thức và chức năng của nó là gì khác so với các kiểu câu đã học chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung 
 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật phủ định
1. Mục tiêu: Nêu được những hiểu biết của mình về câu phủ định
2. Nội dung: đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật phủ định
 Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm 4 (5p)
3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên: nêu yêu cầu
1. Các câu (b,c,d) có đặc điểm hình thức gì khác so với câu (a)?
2. Những câu này có gì khác với câu (a) về chức năng?
3. Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định?
4. Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì?
5. Vậy câu phủ định là gì? Nó có những chức năng gì? 
- Hs: tiếp nhận 	
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: làm việc cá nhân.
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
- Dự kiến sản phẩm:
1. Các câu (b,c,d) khác với câu (a) ở các từ: không, chưa, chẳng.
2. Câu (a) dùng để khẳng định việc Nam đi Huế là có thể diễn ra.
Câu (b,c,d) phủ định việc đó sẽ không diễn ra.
G: Những câu (b,c,d) chứa từ ngữ phủ định người ta gọi đó là câu phủ định.
3. Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định?
- Không phải, nó trần trẫn như cái đòn càn.
- Đâu có!
4. Để phản bác một ý kiến, một nhận định của người đối thoại.
5. HS rút ra từ phần ghi nhớ/ 53. 
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 
I. Đặc điểm hình thức và chức năng: 
 1. Ví dụ:
 2. Nhận xét:
- Có những từ phủ định: không, 
- Dùng để:
 + Thông báo, xác nhận không có sự việc.
 + Phản bác một ý kiến, nhận định.
 3. Ghi nhớ: sgk
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: 
-Sử dụng kiến thức đã học được vào làm bài tập
2. Nội dung: Kiến thức về kiểu câu trần thuật dạng phủ định
 Phương thức thực hiện: hoạt động cặp đôi (Bt2,4), nhóm (BT3,5), cá nhân (BT1)
3. Sản phẩm hoạt động: hs làm vào vở bài tập
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- HS tự đánh giá
- Hs: đánh giá lẫn nhau
- Gv: đánh giá hs
5. Tiến trình hoạt động 
 Hoạt động của giáo viên và 
học sinh
 Nội dung 
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv: theo sgk
- Hs: tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: 
+ BT1: làm việc cá nhân: td của các câu pđ trong các đv?
+ BT 2: HĐ nhóm bàn 3p: XĐ kiểu câu, cho biết ý nghĩa?
+ BT 3, 5: HĐ nhóm 4 trong 4p: Thay đổi từ PĐ và những sự thay đổi có liên quan đến ND của câu?
+ BT 4: HĐ cá nhân: XĐ kiểu câu, thêm từ để tạo câu PĐ?
- Giáo viên: quan sát hs làm việc, hỗ trợ khi cần thiết
- Dự kiến sản phẩm: BT của HS đã hoàn thành
* Báo cáo kết quả: Hs: trình bày miệng
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức 
1. Bài tập 1:
a) Bằng hành động đó cho tương lai.
 -> Câu phủ định miêu tả
b) Cụ cứ tưởng gì đâu!	
 -> Câu phủ định bác bỏ: Ông giáo phản bác lại suy nghĩ của lão Hạc về con chó Vàng.
c) Không, chúng con không đói nữa đâu.
-> Câu phủ định bác bỏ: cái Tí phản bác lại điều mà mẹ nó đang nghĩ là nó đói. 
 2. Bài tập 2:
Cả ba câu đều là câu phủ định vì đều có từ ngữ phủ định. Nhưng nó lại kết hợp với:
 a. 1 từ phủ định khác: “ không phải là không”
 b. 1 từ nghi vấn: “ai chẳng”
 c. 1 từ phủ định khác và một từ bất định: “ không ai không”
-> Khi đó ý của câu phủ định là khẳng định chứ không phải phủ định.
- Những câu không có từ phủ định mà ý tương đương:
a. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường xong có ý nghĩa ( nhất định)
b. Tháng 8, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng ai cũng (mọi người đều) từng ăn trong tết trung thu, ăn 
c. Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có 1 lần 
 3. Bài tập 3:
- Nếu thay thì câu văn này phải viết lại: “Choắt chưa dậy được ”.
Ý nghĩa câu thay đổi 
“chưa”: sau đó có thể dậy được.
“không”: không thể dậy được
 -> Có thể chết.
=> Câu văn của Tô Hoài thích hợp với mạch của câu chuyện hơn.
 4. Bài tập 4:
 Các câu đó không phải là câu phủ định (vì không có từ ngữ phủ định) nhưng cũng dùng để biểu thị ý phủ định (phủ dịnh bác bỏ, phản bác ý kiến, nhận định trước đó).
a, Ngôi nhà này không đẹp!
b, Không có chuyện đó!
c, Bài thơ này không hay!
c, Tôi cũng chẳng sướng hơn lão.
 5. Bài tập 5:
- Nếu thay như vậy ý nghĩa của câu sẽ thay đổi hẳn.
 “Quên”: không nghĩ tới, không để tâm-> không phải từ phủ định
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG: (2 phút)
1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
2. Nội dung: Kiến thức về 4 kiểu câu và câu phủ định
Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh
4. Phương án kiểm tra đánh giá:
- HS tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên đánh giá
5. Tiến trình hoạt động 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Gv: 
Bài 6 : Viết 1 đoạn đối thoại ngắn có sử dụng câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ ?
 - HS: tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh: trả lời
- Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày. 
- Dự kiến sản phẩm: 
VD đoạn văn
 An gặp Hải nói to: 
 - Hôm qua tớ không trông thấy cậu ở trận đấu bóng. Dạo này cậu không còn ham mê bóng đá nữa à?
 - Đâu có! Mẹ mình bị ốm nên mình không tham gia được.
Chú thích:
 - Hôm qua tớ không trông thấy cậu ở trận đấu bóng (phủ định miêu tả)
Mẹ mình bị ốm nên mình không tham gia được. (phủ định miêu tả)
 - Đâu có! (phủ định bác bỏ)
* Báo cáo kết quả: Hs trình bày
* Đánh giá kết quả:
+ Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ GV đánh giá câu trả lời của HS.
-> GV chốt kiến thức.
5.HĐ 5: HD HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI
- Học thuộc ghi nhớ SGK, làm hoàn thiện BT
- CBB: Ôn tập TV: ôn lại toàn bộ KT TV học từ đầu kì II

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_8485_nam_hoc_2020_2021.doc