Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 98: Văn bản "Nước Đại Việt ta" - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 98: Văn bản "Nước Đại Việt ta" - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu sơ giản về thể cáo.

- Nắm được hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của “Bình Ngô đại cáo”

- Hiểu được nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.

- Nắm được đặc điểm văn chính luận của “Bình Ngô đại cáo”.

2. Kĩ năng

- Biết đọc - hiểu một văn bản viết theo thể cáo.

- Thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.

3. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản bản thân.

- Năng lực hợp tác: sự hợp tác giữa các cá nhân khi được giao nhiệm vụ thảo luận nhóm.

- Năng lực giao tiếp tiếng Việt; trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về cách sử dụng câu ghép.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: tìm hiểu, thu thập tư liệu. về kiểu câu ghép.

4. Phẩm chất

 - Nhận thức về giá trị sống từ cuộc đời và cảm xúc thơ của Hàn Mặc Tử; Trân trọng, yêu quí thơ ca Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam.

 - Lòng nhân ái, yêu thương con người, yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.Trung thực và có trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

 

docx 13 trang thucuc 10060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 98: Văn bản "Nước Đại Việt ta" - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/10/2020
Ngày dạy: 24 /11/2020
Tiết 98: Văn bản:
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
 (Trích Bình ngô Đại cáo) 
 (Nguyễn Trãi)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu sơ giản về thể cáo.
- Nắm được hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của “Bình Ngô đại cáo”
- Hiểu được nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
- Nắm được đặc điểm văn chính luận của “Bình Ngô đại cáo”.
2. Kĩ năng
- Biết đọc - hiểu một văn bản viết theo thể cáo.
- Thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.
3. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản bản thân.
- Năng lực hợp tác: sự hợp tác giữa các cá nhân khi được giao nhiệm vụ thảo luận nhóm.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt; trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về cách sử dụng câu ghép.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: tìm hiểu, thu thập tư liệu... về kiểu câu ghép.
4. Phẩm chất
 - Nhận thức về giá trị sống từ cuộc đời và cảm xúc thơ của Hàn Mặc Tử; Trân trọng, yêu quí thơ ca Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam.
 - Lòng nhân ái, yêu thương con người, yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.Trung thực và có trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
II-CHUẨN BỊ:
1. Phương tiện dạy học
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, tranh).
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan, tranh, usb
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
2. Phương pháp dạy học
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
3. Hình thức dạy học
- Trên lớp: Lớp, nhóm, cá nhân.
- Ngoài lớp: Tự học
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG TRƯỚC LỚP HỌC
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
GV giao trước nhiệm vụ tự học cho HS:
- HS soạn bài, tìm hiểu trước tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Nước Đại Việt ta.
Tự học, tự tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm
HOẠT ĐỘNG TRONG LỚP HỌC
* Ổn định lớp: (1p)..TS Vắng: Ngày dạy: ............................
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thu hút sự tập trung chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị tâm thế; huy động kiến thức cũ, kiến thức liên quan làm hành trang để tiếp nhận kiến thức mới.
- Phương pháp: vấn đáp, tái hiện, gợi mở.
- Thời gian: 5 phút.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG CẦN ĐẠI
Gv : Yêu cầu học sinh kể tên 3 văn bản được coi là 3 bản tuyên ngôn độc lập của đất nước.
Hs : suy nghĩ và trả lời
Gv : nhận xét và chốt ý dẫ vào bài mới : Nước Đại Việt ta ( trích Bình Ngô đại cáo _ bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của đất nước Việt Nam ta )
3 bản tuyên ngôn độc lập :
Nam quốc sơn hà
Bình ngô đại cáo
Tuyên ngôn độc lập
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu được những nét chính về tác giả Nguyễn Trãi và đoạn trích Nước Đại Việt ta .Từ đó, vận dụng những kiến thức về tác giả và tác phẩm vào phân tích văn bản.
- Phương pháp: đọc sáng tạo, vấn đáp, tái tạo, gợi mở, giảng bình, nêu và giải quyết vấn đề. Sử dụng kĩ thuật tia chớp
- Thời gian: 30 phút
 Hoạt động của GV& HS
 Nội dung cần đạt
Hình thành năng lực
Gv :Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Trãi?
HS: dựa vào sgk trả lời câu hỏi
Gv : nhận xét và chốt ý
I-Đọc- Tìm hiểu chung
1-Tác giả: Nguyễn Trãi (1380-1442)
 - Ông có hiệu là Ức Trai.
 Quê ông ở Hải Dương nhưng ông chủ yếu sống ở Thường Tín – Hà Nội.
 Ông là vị anh hùng toàn đức toàn tài hiếm có trong lịch sử dân tộc. 
Ông là nhà chính trị quân sự lỗi lạc, nhà văn hóa lớn của dân tộc, ông được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới năm 1980.
- Các tác phẩm tiêu biểu: “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”, “Bình Ngô đại cáo”.
Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Gv :Đặc điểm của thể văn cáo?
HS: dựa vào sgk trả lời câu hỏi
Gv: nhận xét và chốt ý
Gv :Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
Hs: dựa vào sgk trả lời câu hỏi
Gv: nhận xét và chốt ý
Gv: yêu cầu học sinh đọc tác phẩm
Hs: đọc tác phẩm
Lưu ý :
Đọc to rõ ràng giọng điệu khi thì tha thiết khi hùng hồn
Chú ý một số từ khó:nhân nghĩa,văn hiến,hào kiệt.
Gv : Tác phẩm có mấy phần, nội dung mỗi phần?
Hs : suy nghĩ trả lời câu hỏi
Gv : nhận xét và chốt ý
Gv : Đoạn trích nêu tiền đề cho toàn bài. Tất cả ND được phát triển dựa trên tiền đề đó. Theo em tác giả đã đưa ra những chân lí nào để làm tiền đề?
Hs : suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Gv : nhận xét và chốt ý
 2-Tác phẩm:
 *Thể văn cáo
-Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp đê mọi người cùng biết.
-Cũng như hịch, cáo là thể văn có tính chất hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén,kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.
 *Hoàn cảnh sáng tác :
- Trích trong tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”: Tuyên bố rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô.
-Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ( Lê Lợi) soạn thảo à bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi( tức đầu năm 1428) sau khi quân ta đại thắng diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của quân minh xâm lược, buộc Vương Thông phải giảng hoà chấp nhận rút quân về nước.
-Bài cáo này được viết theo lối văn biền ngẫu, có vận dụng thể tứ lục.
 *Cấu trúc:
- Tác phẩm có 4 phần lớn: nêu luận đề chính nghĩa, tố cáo tội ác của giặc Minh, quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn tư ngày đầu đến khi tổng phản công thắng lợi và phần cuối là lời tuyên bố kết thúc cuộc khởi nghĩa, khẳng định nền độc lập 
lâu dài vững chắc của đất nước.
- Đoạn trích là phần đầu của bài cáo.
- Nêu hai chân lí làm tiền đề cho toàn bài:
+ Việc nhân nghĩa là làm cho dân được yên ổn
+ Nước Đại Việt có nền độc lập.
Hai chân lí đó khẳng định vì sao nhân dân ta chống giặc ngoại xâm và đã giành được thắng lợi.
Năng lực giải quyết vấn đề
Gv : Đọc hai câu văn đầu tiên và cho biết:
- Hai câu văn nêu lên nguyên lí nhân nghĩa ( quan niệm về nhân nghĩa) của NT. Theo NT thì cốt lõi của nhân nghĩa là gì?
-Em hiểu dân ở đây chỉ ai? kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?
- Em có nhận xét gì về tư tưởng này?
Hs : suy nghĩ trả lời câu hỏi
Gv : nhận xét và chốt ý
II-Tìm hiểu chi tiết
 1-Ba câu đầu(Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa)
- Cốt lõi đó là: yên dân thì trừ bạo. yên dân: tức là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc.Muốn yên dân thì phải diệt trừ mọi thế lực bạo tàn. Đặt trong hoàn cảnh bấy giờ thì người dân mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt bị xâm lược, còn kẻ bạo tàn là giặc Minh.
- Như vậy tư tưởng nhân nghĩa của NT gắn liền với yêu nước chống xâm lược; nhận nghĩa không chỉ trong quan hệ giữa người với người mà còn giữa dân tộc với dân tộc. à có sự mở rộng tư tưởng nhân nghĩa ở đây.
Năng lực giải quyết vấn đề
Gv : Đọc 8 câu tiếp theo. Cho biết: - Để khẳng định chủ quyền độc lập của nước ta, Nguyễn Trãi đã dựa vào những yếu tố nào?
Hs : suy nghĩ trả lời câu hỏi
Gv : nhận xét và chốt ý
Gv :Trong những câu văn nói về lịch sử dân tộc, tác giả sử dụng NT gì? tác dụng?
Hs suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Gv : nhận xét và chốt ý
Gv : Dựa vào những yếu tố cơ bản mà NT đưa ra, có người nhận xét, quan niệm ý thức về quốc gia và dân tộc của ông toàn diện, sâu sắc hơn quan niệm, ý thức có từ thời Lí. Em có đồng ý không? tại sao?
Hs : suy nghĩ trả lời câu hỏi
Gv : nhận xét và chốt ý
2. Tám câu tiếp theo( khẳng định nền độc lập của dân tộc.)
 Tác giả dã đưa ra các yếu tố sau:
- Nước Đại Việt có nền văn hiến lâu đời “ vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. “văn hiến “ở đây là truyền thống văn hoá tốt đẹp.
- Có cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử, chế độ riêng.
Liệt kê , những từ ngữ mang tính chất hiển nhiên vốn có cùng chứng cứ hùng hồn, giàu sức thuyết phục, nghệ thuật đối đã nêu bật lên thế ngang hàng của dân tộc ta, đất nước ta với Trung Quốc, giọng điệu đanh thép, lời văn biền ngẫu.
 Khẳng định Đại Việt là một quốc gia có độc lập chủ quyền, là một nước tự lực tự cường, có thể vượt mọi thử thách để đi đến độc lập.
=> Với những yếu tố trên, NT đã phát biểu một cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc. Quan niệm đó thể hiện ý thức dân tộc toàn diện và sâu sắc hơn so với ý thức về dân tộc có từ thời Lí ( thể hiện qua bài Nam quốc sơn hà).
 + Toàn diện ở chỗ: ý thức dân tộc của Nt được bổ sung thêm 3 yếu tố: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử .
+ Sâu sắc ở chỗ: NT đã ý thức được hai yếu tố quan trọng nhất, cơ bản nhất để xác định dân tộc là: văn hiến, truyền thống lịch sử. Vả chăng sự sâu sắc của NT còn thể hiện ở chỗ: Điều mà kẻ thù luôn tìm cách phủ định ( văn hiến nước Nam) thì chính lại là thực tế, tồn tại với một sức mạnh khách quan.
Năng lực giải quyết vấn đề
Gv : Đọc 7 câu văn tiếp theo. Cho biết:
- Đoạn này có ý chính là gì? 
- Tại sao, tác giả lại đưa ra những dẫn chứng về sức mạnh nhân nghĩa và sức mạnh của dân tộc có chủ quyền khi bị xâm lược?
- Tác giả đưa ra những dẫn chứng nào? Dẫn chứng có thuyết phục không?
Hs : suy nghĩ trả lời câu hỏi
Gv : nhận xét và chốt ý
Gv : Nhận xét lời văn của tác giả khi nêu lên sức mạnh nhân nghĩa và sức mạnh của một dân tộc có chủ quyền?
Hs : suy nghĩ trả lời câu hỏi
Gv : nhận xét và chốt ý
3- Bảy câu tiếp theo( biểu hiện của chân lí nhân nghĩa và sức mạnh của một dân tộc có chủ quyền độc lập.)
- Tác giả đưa ra dẫn chững để khẳng định hai chân lí đã nêu ở đoạn trên.
- Những dẫn chứng đưa ra rất thuyết phục: Lưu Cung thất bại; Triệu Tiết tiêu vong; Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô.; giết tươi Ô Mã. Đấy đều là những dẫn chứng thực tế về sự thất bại thảm hại của quân xâm lược khi làm điều bạo ngược với dân và xâm phạm chủ quyền độc lập của dân tộc
- Lời văn chan chứa niềm tự hào dân tộc. Những từ có sắc thái biểu cảm và câu văn cuối đã thể hiện được rất rõ điều đó.
Năng lực giải quyết vấn đề
Gv :Khái quát những nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản?
Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi
Gv : nhận xét và chốt ý
Gv :Ý nghĩa của văn bản: “Nước Đại Việt ta”?
Hs: suy nghĩ trả lời câu hỏi
Gv : nhận xét và chốt ý
III-Tổng kết
NT:
-Đây là áng văn chính luận thành công ở nghệ thuật: kết cấu, trình tự lập luận,lời văn.
-Đoạn trích có sự kết hợp một số phép nghệ thuật: đối, so sánh.
ND:
-Đoạn trích có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập:Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
Năng lực tự học
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục đích: Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã được học trong tiết học vừa qua.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thực hành.
- Thời gian: 10 phút.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv : Phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh hoàn thiện trong 5 phút :
Đọc lại bài Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt, em thấy tác giả quan niệm về tổ quốc và độc lập dân tộc như thế nào? So với Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi, em thấy Nguyễn Trãi có gì tiến bộ, phát triển hơn? 
Hs : suy nghĩ và hoàn thiện phiếu học tập
Bài thơ thần "Nam quốc sơn hà", đã nêu ra những yếu tố cơ bản để xác định chủ quyền dân tộc: có hoàng đế riêng, có lãnh thổ riêng, có "sách trời" (thần linh) bảo hộ, công nhận và có đưa ra lời chân lí khẳng định: quân xâm lược sẽ thất bại nếu cứ cố tình xâm phạm tới Đại Cồ Việt. 
Bài “Nước Đại Việt ta” kế thừa hai yếu tố để khẳng định chủ quyền dân tộc: có hoàng đế và có lãnh thổ riêng biệt; bổ sung thêm: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ rõ ràng, riêng biệt, có phong tục tập quán, lối sống riêng, có lịch sử gắn liền với các triều đại phong kiến đã qua, có nhân tài hào kiệt đời nào cũng có.
HOẠT ĐỘNG SAU LỚP HỌC
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục đích: giúp HS vận dụng những kiến thức đã được học để giải quyết một loại bài tập mới ở mức độ thấp.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thực hành.
- Thời gian: Làm ở nhà.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv : yêu cầu học sinh khái quát kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.
Hs : vẽ sơ đồ tư duy nhanh ra giấy
Nước Đại Việt ta
+ Tác giả
+ Tác phẩm 
+ Nội dung 
+ Nghệ thuật
+ Ý nghĩa
Nguyên lý nhân nghĩa
+ Nguyên lý nhân nghĩa
+ Trừ bạo
Trừ giặc minh xâm lược
+ Chân lý về sự tồn tại chủ quyền của dân tộc Việt
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục đích: giúp HS vận dụng những kiến thức đã được học để giải quyết một loại bài tập mới ở mức độ cao.
- Phương pháp: tự học, thực hành
- Thời gian: Làm ở nhà.
+ Đề bài: Anh / chị hãy so sánh những thiếu sót, tiến bộ của 3 bản tuyên ngôn độc lập trong lịch sử nước ta : Nam quốc sơn hà( Lí Thường Kiệt ), Bình ngô đại cáo( Nguyễn Trãi ), tuyên ngôn độc lập ( Hồ Chí Minh )
+ Hướng dẫn HS học bài cũ
Học thuộc lòng bài thơ “Nước Đại Việt ta”
Hoàn thành các bài tập về nhà được giao.
Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
+ Yêu cầu HS chuẩn bị bài mới
Làm bài tập cho tiết “ Hoạt động nói “
.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 . 
PHIẾU HỌC TẬP
Câu hỏi : Đọc lại bài Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt, em thấy tác giả quan niệm về tổ quốc và độc lập dân tộc như thế nào? So với Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi, em thấy Nguyễn Trãi có gì tiến bộ, phát triển hơn?
Nam quốc sơn hà
Nước Đại Việt ta
 ........................
 .
 .
 .
 .
 ..
 ........................
 .
 .
 .
 .
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_98_van_ban_nuoc_dai_viet_ta_nam_h.docx