Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Làng"

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Làng"

Nội dung kiến thức:

- Đặc điểm chung về thể loại truyện ngắn.

- Đặc điểm, chức năng các kiểu câu chia theo mục đích nói.

- Đặc trưng kiểu bài phân tích tác phẩm văn học.

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Phẩm chất:

- Yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với quê hương, đất nước.

- Chăm chỉ: Tìm tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết.

- Trung thực: đánh giá khách quan, công bằng; đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập; biết lập và kiên trì thực hiện kế hoạch học tập; vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đã có để giải quyết những vấn đề phát sinh; lựa chọn được các nguồn học tập phù hợp; nhận ra và điều chỉnh sai sót của bản thân khi được góp ý.

- Giao tiếp và hợp tác: Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề đơn giản của đời sống; biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày ý tưởng; biết lắng nghe và có phản hồi tích cực.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, tóm tắt phần trình bày của người khác; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

 

docx 8 trang thucuc 4160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Làng"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: .
Họ tên GV: 
Chủ đề: TRUYỆN NGẮN (Ngữ văn 8)
Văn bản văn học: LÀNG (Kim Lân)
Thời lượng: 10 tiết
NĂNG LỰC
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
ĐỊNH HƯỚNG PP/KT
ĐỌC
(5 tiết)
- Nêu được một số thông tin về tác giả, hoàn cảnh tác phẩm.
- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản (tình yêu làng, tình yêu đất nước của nhân vật trong một hoàn cảnh cụ thể...); cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. 
- Khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
- Hiểu mỗi người đọc có một cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học.
- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã có để tự đọc hiểu 02 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc thêm trên internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học: “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng), “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long).
* Phương pháp: 
- Đọc diễn cảm;
- Đàm thoại, gợi mở;
- Đóng vai;
- Thuyết trình
- DH GQVĐ
* Kỹ thuật:
- Sơ đổ tư duy;
- KWL
- Khăn trải bàn
VIẾT
(3 tiết)
* Quy trình viết: Biết viết một bài phân tích tác phẩm văn học đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; đọc, sữa chữa.
* Thực hành viết: Viết được một bài phân tích tác phẩm văn học: nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm. 
* PP:
- Dạy viết dựa trên tiến trình
- Phân tích mẫu
- Đàm thoại, gợi mở
- GQVĐ
- DH hợp tác
* KT: 
- KWL
- 4 ô vuông 
- Sơ đồ tư duy
NÓI VÀ NGHE
(2 Tiết)
* Nói: Trình bày/thuyết trình cảm nhận về một nhân vật văn học (có thể sử dụng CNTT để tăng hiệu quả trình bày).
* Nghe: Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác.
* Nói và nghe tương tác: Biết đưa ra các câu hỏi phản biện phù hợp với chủ đề.
* PP: 
- Đàm thoại, gợi mở
- Đóng vai
- Hợp tác
- GQVĐ
* KT:
- KWL; XYZ/3-2-1
THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC MINH HỌA
TÊN CHỦ ĐỀ: TRUYỆN NGẮN 
Ngữ liệu đọc: LÀNG (Kim Lân)
Môn học: Ngữ văn; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 10 tiết
 Nội dung kiến thức: 
- Đặc điểm chung về thể loại truyện ngắn.
- Đặc điểm, chức năng các kiểu câu chia theo mục đích nói.
- Đặc trưng kiểu bài phân tích tác phẩm văn học.
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Phẩm chất: 
- Yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với quê hương, đất nước.
- Chăm chỉ: Tìm tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết.
- Trung thực: đánh giá khách quan, công bằng; đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực.
2. Năng lực 
2.1. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập; biết lập và kiên trì thực hiện kế hoạch học tập; vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đã có để giải quyết những vấn đề phát sinh; lựa chọn được các nguồn học tập phù hợp; nhận ra và điều chỉnh sai sót của bản thân khi được góp ý.
- Giao tiếp và hợp tác: Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề đơn giản của đời sống; biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày ý tưởng; biết lắng nghe và có phản hồi tích cực. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, tóm tắt phần trình bày của người khác; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
2.2. Năng lực đặc thù: 
2.1.1. Đọc hiểu:
[1] Nêu được một số thông tin về tác giả, hoàn cảnh tác phẩm.
[2] Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
[3] Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
[4] Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản (tình yêu làng, tình yêu đất nước của nhân vật trong một hoàn cảnh cụ thể...); cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. 
[5] Nhận biết đặc điểm, chức năng các kiểu câu chia theo mục đích nói.
[6] Khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
[7] Hiểu mỗi người đọc có một cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học.
[8] Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã có để tự đọc hiểu 02 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc thêm trên internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học: “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng), “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long).
2.1.2. Viết: 
* Quy trình viết: [9] Biết viết một bài phân tích tác phẩm văn học đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; đọc, sữa chữa.
* Thực hành viết: [10] Viết được một bài phân tích tác phẩm văn học: nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm. 
2.1.3. Nói và nghe: 
* Nói: [11] Trình bày/thuyết trình cảm nhận về một nhân vật văn học (có thể sử dụng CNTT để tăng hiệu quả trình bày).
* Nghe: [12] Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác.
* Nói và nghe tương tác: [13] Biết đưa ra các câu hỏi phản biện phù hợp với chủ đề.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Giáo viên: 
- KHDH, ngữ liệu (văn bản văn học: Làng).
- Bài soạn (gồm văn bản dạy học để dưới dạng in hoặc dạng điện tử; các hoạt động được thiết kế để tổ chức cho học sinh), bài giảng PowerPoint.
- Tư liệu về nhà văn Kim Lân
- Hình ảnh, video có liên quan đến chủ đề (tình yêu quê hương).
- Máy tính/điện thoại có kết nối internet, máy chiếu, loa, phiếu học tập 
2. Học sinh 
- Ngữ liệu Làng, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
- Máy tính/điện thoại kết nối internet (nếu có).
III. Tiến trình dạy học 
VIẾT (03 Tiết)
Hoạt động
(thời gian)
Mục tiêu (ghi STT)
Nội dung (Nội dung của hoạt động)
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ1: Xác định vấn đề (5 phút)
 Tạo tâm thế cho hs.
- Cho HS xem video Phù Lưu- Chợ Dầu- Phù Sơn - Bắc Ninh và định hướng HS nêu cảm nhận về làng Chợ Dầu sau khi xem clip.
- GV nhận xét, dẫn vào bài mới.
- Trực quan
- Trình bày 1 phút
HĐ2: Khám phá kiến thức (40 phút)
[9]
- GV tổ chức cho HS khám phá đặc trưng và quy trình viết kiểu bài phân tích một tác phẩm văn học.
Đề: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
- Yêu cầu HS thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà theo hướng dẫn (trình bày nội dung tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý).
- HS rút ra quy trình tạo lập văn bản phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học.
Định hướng: 
* Tìm hiểu đề :
 - Yêu cầu: Nêu suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
 - Nội dung: Tình yêu làng quê gắn với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.
 - Phạm vi: Truyện ngắn Làng 
* Tìm ý :
- Nét nổi bật ở ông Hai: Tình yêu làng quê gắn với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.
- Tình huống: bất ngờ nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
- Đặc điểm: khoe, tự hào về làng mình.
- Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc 
b. Lập dàn bài.
* Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; nêu ý kiến đánh giá chung về nhân vật (tình yêu làng, yêu nước).
* Thân bài: 
- Lần lượt phân tích đặc điểm chính về nhân vật. Cụ thể:
+ Những ngày tản cư (1)
+ Khi nghe tin làng theo giặc (2)
+ Khi nghe tin làng được cải chính (3).
- Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật (4).
* Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung về tác phẩm.
- GV yêu cầu Hs hoàn thành phiếu học tập số 1
Phiếu học tập:
K
(Những điều đã biết)
W
(Những điều muốn biết)
L
(Những điều học được)
- GV đánh giá, nhận xét, chốt đặc điểm, quy trình chung của kiểu bài phân tích một tác phẩm văn học.
- PP: Dạy viết dựa trên tiến trình.
- KT: khăn trải bàn, KWL
- HS đánh giá HS
- GV đánh giá HS
 HĐ3: Luyện tập (80 phút)
[10]
- Thực hành viết
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm (chia lớp thành 3 nhóm): viết bài phân tích về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
+ Nhóm 1: viết phần mở bài, kết bài.
+ Nhóm 2: triển khai ý (1), (2) trong phần thân bài
+ Nhóm 3: triển khai ý (3), (4) trong phần thân bài.
- Hoàn thành bài viết.
- Học sinh đánh giá bài viết của nhau.
- GV nhận xét, định hướng.
- Lưu ý: Trong quá trình HS làm bài, GV quan sát và hỗ trợ; nhắc HS dành thời gian đọc lại và sữa lỗi trước khi nộp bài.
- PP: Dạy viết dựa trên tiến trình, DH hợp tác
- KT 4 ô vuông
- HS đánh giá HS
- GV đánh giá HS
- HĐ4: Vận dụng (10 phút)
[10]
- Hoàn thành bài viết ở nhà.
- Tạo một bài trình bày trên máy vi tính hoặc đề cương bài nói để thuyết trình trước lớp.
- Trao đổi với bạn bè về nội dung và cách viết về đề tài đó. Ghi lại ý kiến của mọi người để rút kinh nghiệm.
- PP: thực hành
HS tự đánh giá

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_van_ban_lang.docx