Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 33, Tiết 33, Bài 29: Ôn tập - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 33, Tiết 33, Bài 29: Ôn tập - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Bài 29: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

- Kiến thức: Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau

- Kỹ năng: Giải được bài toán về trao đổi nhiệt

- Thái độ: Trung thực có tính tự giác, ham hiểu biết, tìm hiểu hiện tượng tự nhiên

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

 Năng lực tính toán, hợp tác và sáng tạo

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Giải trước các BT ở phần “Vận dụng”

2. Học sinh: Nghiên cứu bài ở nhà

 

docx 4 trang Phương Dung 01/06/2022 1980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 33, Tiết 33, Bài 29: Ôn tập - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33	Ngày soạn: 26/4/2021
Tiết 33	Ngày dạy: 06/5/2021 
Bài 29: ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Kiến thức: Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau
- Kỹ năng: Giải được bài toán về trao đổi nhiệt
- Thái độ: Trung thực có tính tự giác, ham hiểu biết, tìm hiểu hiện tượng tự nhiên
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
 Năng lực tính toán, hợp tác và sáng tạo
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Giải trước các BT ở phần “Vận dụng”
2. Học sinh: Nghiên cứu bài ở nhà 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài 
a.Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút)
GV: Em hãy viết công thức tính nhiệt lượng? Hãy cho biết ý nghĩa và đơn vị từng đại lượng? Làm bài tập 24.2sbt
HS: Lên bảng trả lời
GV nhận xét và cho điểm
b. dẫn dắt vào bài : ( 2 phút) GV: giới thiệu vào bài : Hôm nay chúng ta ôn tập lại các kiến thức đã tìm hiểu ở HKII.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động luyện tập: Ôn tập phần lý thuyết (13phút)
Mục tiêu: HS hệ thống lại nội dung kiến thức vừa học.
GV: cho hs trả lời những câu hỏi phần ôn tập từ câu 1 đến câu 9
Câu 1: Khi nào có công cơ học? Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức tính công cơ học, cho biết ý nghĩa và đơn vị tính của các đại lượng trong công thức?
Câu 2: Phát biểu định luật về công?
Câu 3: Thế nào là công suất? Viết công thức tính công suất, cho biết ý nghĩa và đơn vị của các đại lượng trong công thức?
Câu 4: Thế nào là cơ năng? Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, động năng?
Câu 5: Các chất cấu tạo như thế nào? Giữa các phân tử có khoảng cách hay không? Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Chuyển động phân tử và nhiệt độ có quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 6:Thế nào là nhiệt năng? Nhiệt lượng? Đơn vị tính nhiệt lượng? Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng những cách nào?
Câu 7:Nêu nội dung của các hình thức truyền nhiệt?
Câu 8: Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào? Cho biết ý nghĩa và đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Nhiệt dung riêng của một chất cho biết điều gì? Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có ý nghĩa gì?
Câu 9: Nêu nguyên lí truyền nhiệt và viết phương trình cân bằng nhiệt?
HS: Trả lời những câu hỏi ôn tập theo yêu cầu của GV
GV: Nhận xét câu trả lời của HS từ đó khắc sâu kiến thức HS chưa vững.
HS: tự bổ sung phần trả lời vào vở đã chuẩn bị trước ở nhà.
A/ Ôn tập
1/ Thuật ngữ công cơ học chỉ sử dụng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.
Công thức tính công cơ học
A = F .s
Trong đó:
-A: Công của Lực (J)
-F: Lực tác dụng (N)
-s: Quãng đường (m)
2/ Định luật công:
 Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần vè lực thì bị thiệt hại bẫy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 
3/ Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Công thức: P=
Trong đó: P: công suất (W), A: công (J), t: thời gian (s)
4/ Khi một vật có khả năng thực hiện công ta nói vật có cơ năng.
Thế năng hấp dẫn:
* Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc tính độ cao, được gọi là thế năng hấp dẫn.
Thế năng đàn hồi:
Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi được gọi là thế năng đàn hồi.
Động năng: 
Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
5/ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt được gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
Nhiệt độ càng cao thì phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh.
6/ Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.
Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
K/h: Q
Đơn vị: Jun (J)
Các cách làm thay đổi nhiệt năng:
 +Thực hiện công:
VD: Làm miếng đồng ma sát
+ Truyền nhiệt:
Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
VD: Cho vật đó tiếp xúc với vật nóng hơn.
7/Dẫn nhiệt: Sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác hay từ vật này sang vật khác được gọi là sự dẫn nhiệt.
Đối lưu: Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí ,đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Bức xạ nhiệt: Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở trong chân không. 
8/ Công thức tính nhiệt lượng:
Q = m.c .t 
Trong đó:
 Q: Nhiệt lượng (J)
m: khối lượng của vật (kg)
t : Độ tăng nhiệt độ của vật (0C hoặc K)
c: Nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K)
Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có ý nghĩa để cho 1 kg nước nóng lên thêm 10C thì cần truyền cho nước 1 nhiệt lượng là 4200J/Kg.K.
9/ Nguyên lí truyền nhiệt:
Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn 
Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau.
Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
Phương trình cân bằng nhiệt:
Qtỏa ra = Qthu vào
Qtỏa ra = m.c. rt
Trong đó: rt= t1- t2 
t1: nhiệt độ lúc đầu
t2: nhiệt độ lúc sau
4. Hoạt động vận dụng: (22phút)
Mục tiêu: HS vận dụng nội dung kiến thức để trả lời các câu hỏi và làm bài tập.
GV: Cho HS thảo luận 5 câu hỏi trắc nghiệm ở mục I 
HS: Thảo luận theo nhóm trả lời
GV: Cho hs thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi từ câu 2 đến câu 4
 HS: thảo luận nhóm trả lời câu hỏi của gv
GV: Cho HS trình bày phần trả lời của nhóm mình.
Đại diện nhóm trả lời.
GV: Cho hs đọc BT1 : Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng từ 200C lên 500C
HS: đọc bài tập 1
GV: Ta dùng công thức nào để tính?
HS: Q = m.c .t 
GV: cho hs lên bảng trình bày bài giải.
GV: Cho hs thảo luận BT 2:Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 0,5 kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 800C xuống 200C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ. 
GV: Để giải bài này ta dùng công thức nào?
HS: Qtỏa ra = Qthu vào
GV: Em hãy tóm tắt bài này?
HS: CJ/kg. độ; m
m= 0,5 kg ; c= 4200J/kg.độ
t t= 200c
Tính Q = ? t =?
GV: Em hãy lên bảng giải bài này?
HS: Thực hiện
B/ Vận dụng
I/ Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng. 1. B 2.B	3.D 4.C	5.C.
II/ Trả lời câu hỏi:
2.Một vật lúc nào cũng có nhiệt năng vì các phân tử cấu tạo nên vật lúc nào cũng chuyển động.
3.Không. vì đây là hình thức truyền nhiệt bằng thực hiện công.
4.Nước nóng dần lên là do có sự truyền nhiệt từ bếp đun sang nước; nút bật lên là do nhiệt năng của hơi nước chuyển hóa thành cơ năng.
III/ Bài tập
Bài tập 1 :
Cho biết:
m = 5kg
t1 = 200C
t2 = 500C
Q = ? J
Giải
Nhiệt lượng cần truyền cho 5 kg đồng để tăng từ 200C đến 500C là: Q = m.c .t = 5.380.30 = 57000J
Bài tập 2 :
cho biết
Giải
m1= 0.5kg
c1= 380J/kg.K
t1= 80oC
t= 20oC
m2= 500g = 0.5kg
c2 = 4200J/kg.K
Q2 = ?
rt2=? 
Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra:
Q1= m1.c1.(t1- t) = 0.5.380.(80-20)
 = 11400 J
Nhiệt lượng do nước thu vào
Q2= m2.c2.rt2
Nhiệt lượng nước nhận được bằng nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra:
Q2= Q1=11400 J
-Nước nóng thêm lên:
Ta có m2.c2.rt2 =11400 J
.rt2 = == 5.4oC
Vậy nhiệt lượng nước thu vào là
 11400J, nước nóng lên thêm 5.4oC
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: (3 phút)
Mục tiêu: HS chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn.
GV: cho hs làm bài tập về nhà trong sgk và hoàn thành trò chơi ô chữ. Về nhà ôn tập chuẩn bị kiểm tra HKII.
Hoàn thành trò chơi ô chữ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_8_tuan_33_tiet_33_bai_29_on_tap_nam_hoc_2.docx