Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8

Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan

Hệ vận động Cơ và xương Vận động, nâng đỡ

Hệ tiêu hóa Miệng, ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa. Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.

Hệ tuần hoàn Tim và hệ mạch Vận chuyển chất dinh dưỡng, O2 tới các tế bào và vận chuyển chất thải, CO2 từ tế bào tới cơ quan bài tiết.

Hệ hô hấp Mũi, khí quản, phế quản, 2 lá phổi. Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữ cơ thể với môi trường.

Hệ bài tiết Thận, ống dẫn tiểu, bóng đái Bài tiết nước tiểu

Hệ thần kinh Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh. Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hòa hoạt động các cơ quan

 

docx 31 trang thuongle 104764
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÂU HỎI – TRẢ LỜI THEO CHƯƠNG
(DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI)
Œ Chương I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
Câu 1: Hãy điền nội dung cơ bản vào bảng sau:
 Bảng: Khái quát về cơ thể người
Cấp độ cơ thể
Đặc điểm
Cấu tạo
Vai trò
Tế bào
Mô 
Cơ quan
Hệ cơ quan
Trả lời:
 Bảng: Khái quát về cơ thể người
Cấp độ cơ thể
Đặc điểm
Cấu tạo
Vai trò
Tế bào
Gồm màng, chất TB với các bào quan chủ yếu (ti thể, lưới nội chất, bộ máy gôn gi) và nhân
Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể
Mô 
Tập hợp các TB chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau
Tham gia cấu tạo nên các cơ quan
Cơ quan
Được tạo nên bỡi các mô khác nhau
Tham gia cấu tạo và thực hiện một chức năng nhất định của hệ cơ quan
Hệ cơ quan
Gồm các cơ có mối liên hệ về chức năng
Thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể
Câu 2: Hãy hoàn thành nội dung ở bảng sau:
 Bảng: Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan
Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động
Hệ tiêu hóa
Hệ tuần hoàn
Hệ hô hấp
Hệ bài tiết
Hệ thần kinh
Trả lời
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan
Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động
Cơ và xương
Vận động, nâng đỡ 
Hệ tiêu hóa
Miệng, ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. 
Hệ tuần hoàn
Tim và hệ mạch
Vận chuyển chất dinh dưỡng, O2 tới các tế bào và vận chuyển chất thải, CO2 từ tế bào tới cơ quan bài tiết. 
Hệ hô hấp
Mũi, khí quản, phế quản, 2 lá phổi.
Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữ cơ thể với môi trường. 
Hệ bài tiết
Thận, ống dẫn tiểu, bóng đái
Bài tiết nước tiểu 
Hệ thần kinh
Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh.
Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hòa hoạt động các cơ quan 
Câu 3: Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học ( Hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết).
Trả lời:
	Œ Mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học ( Hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết ) được phản ánh qua sơ đồ sau:
Hệ vận đông
Hệ tuần hoàn
	Hệ hô hấp	Hệ tiêu hóa	Hệ bài tiết
	 Giải thích:
+ Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác. 
+ Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động. 
+ Hệ tuần hoàn đẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp các hệ này trao đổi chất. 
+ Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn. 
+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn 
+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn. 
Caâu 4: So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật? ( HS phải nêu được giống nhau và khác nhau những điểm nào) 
Điểm giống và khác nhau đó nói lên điều gì?
Traû lôøi:
A) Giống nhau: 
 - Đếu là đơn vị cấu trúc và ñơn vị chức năng của TB.
 - Đều có các thành phần: Màng, chất TB , nhân và các bào quan như: ti thể; thể gôn gi; lưới nội chất; riboxom 
B) Khác nhau: 
Đặc điểm phân biệt
TB động vật
TB thực vật
Màng tế bào
- Không có màng bằng Xenlulozơ
- Có màng làm bằng Xenlulozơ
Tế bào chất
- Không có lạp thể - diệp lục
- Không bào bé hoặc không có
- Hình dạng không ổn định
- Có trung thể
- Có lạp thể - diệp lục.
- Không bào lớn
- Hình dạng ổn định.
- Không có
C) + Ý nghĩa của sự giống nhau: Chứng tỏ ĐV và TV có cùng nguồn gốc trong quá trình phát sinh
 + Ý nghĩa sự khác nhau: Tuy cùng nguồn gốc chung nhưng phân hóa theo 2 hướng khác nhau, chuyên hóa và thích nghi với lối sống khác nhau 
Câu 5: Hãy nêu các thành phần cấu tạo tế bào? Qua đó giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân?
Trả lời:
* Các thành phần cấu tạo tế bào:
- Màng tế bào: giúp tế bào trao đổi chất.
- Chất tế bào: thực hiện các hoạt động sống của tế bào .
+ Lưới nội chất: tổng hợp và vận chuyển các chất
+ Riboxom: nơi tổng hợp protein
+ Ti thể: tham gia hô hấp giải phóng năng lượng
+ Bộ máy Gongi: thu nhận, hoàn thiện, phân phối các sản phẩm, bài tiết chất bã ra ngoài.
+ Trung thể: tham gia quá trình phân chia tế bào.
- Nhân tế bào: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
+ Nhiễm sắc thể: chứa ADN qui định tổng hợp protein, quyết định trong di truyền.
+ Nhân con: tổng hợp rARN
* Kết luận:
Màng sinh chất thực hiện trao đổi chất để tổng hợp nên những chất riêng của tế bào. Sự phân giải vật chất tạo năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của tế bào được thực hiện nhờ ti thể. Nhiễm sác thể trong nhân qui định đặc điểm cấu trúc protêin được tổng hợp trong TB nhờ ribôxôm. Như vậy các bào quan trong tế bàocó sự phối hợp hoạt động để TB thực hiện chức năng sống.
Câu 6: Chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo cà cũng là đơn vị chức năng của cơ thể?
Trả lời:
* Tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể: Vì mọi cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào. Cơ thể người trưởng thành ước tính có khoảng 6.1013 tế bào. Mỗi ngày có hàng tỉ tế bào bị chết đi và được thay thế. 
* Chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng ( qua đồng hóa và dị hóa), cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, sự lớn lên và phân chia của tế bào ( gọi là sự phân bào) giúp cơ thể lớn lên, tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản; tế bào còn có khả năng tiếp nhận và phản ứng lại với các kích thích lí – hóa của môi trường giúp cơ thể thích nghi với môi trường. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. 
Câu 7: Trình bày cấu tạo chung và thành phần hóa học của tế bào trong cơ thể? Tế bào có những đặc điểm nào thể hiện tính chất sống của nó?
Trả lời:
1- Cấu tạo chung của tế bào:
 Tất cả các tế bào trong cơ thể ( trừ TB hồng cầu) đều có cấu trúc chung là có màng sinh chất, chất tế bào và nhân. Trong chất TB có các bào quan như ribosom, lưới nội chất, ti thể, bộ máy gôngi, trung thể, ARN. Trong nhân mang thông tin di truyền là AND nằm trong các NST.
2- Thành phần hóa học của tế bào:
 Œ Chất hữu cơ: 
 -Protein cấu tạo gồm các nguyên tố hóa học C, H, O, N, S, P. Trong đó nitolà chất đặc trưng cho sự sống
 - Gluxit cấu tạo gồm 3 nguyên tố hóa học C, H, O trong đó tỉ lệ H : O luôn bằng 2: 1
 - Lipit cấu tạo gồm 3 nguyên tố C, H, O trong đó tỉ lệ H : O thay đổi tùy theo loại lipit
 - A xit nucleic gồm 2 loại AND và ARN được cấu tạo từ các nguyên tốC, H, O, N, P
  Chất vô cơ: Gồm nước và các muối khoáng có chứa Ca, K, Na, Fe, Cu, 
3- Những đặc điểm cơ bản thể hiện tính chất sống:
 - TB thường xuyên TĐC với môi trường trong cơ thể ( máu, nước mô) thông qua màng TB bằng cơ chế thẩm thấu và khuếch tán
 - Sinh sản: TB lớn lên đến mức nào đó thì phân chia gọi là sự phân bào. Vì thế TB luôn đổi mới và tăng về số lượng
 - Cảm ứng: Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích lí, hóa của môi trường xung quanh TB 
( VD: TB cơ là sự co rút và TB TK là hưng phấn và dẫn truyền )
Câu 8: Mô là gì? Hãy nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng các loại mô?
Trả lời:
1- Khái niệm Mô: Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định ( ở một số loại mô còn có thêm các yếu tố phi bào )
2- Cấu tạo và chức năng các loại mô:
Cơ thể có 4 loại mô chính là:
- Mô biểu bì: các tế bào xếp sát nhau -> có chức năng bảo vệ, hấp thụ, tiết. 
- Mô liên kết: các tế bào nằm rải rác trong chất phi bào -> có chức năng nâng đỡ, vận chuyển, liên kết các cơ quan .
- Mô cơ gồm cơ vân, cơ trơn, cơ tim: các tế bào hình sợi dài -> có chức năng co dãn. 
	+ Cơ vân: tạo thành các bắp cơ trong hệ vận động, tế bào có nhiều nhân, có vân ngang, vận động theo ý muốn 
	+ Cơ trơn: có phần lớn ở các nội quan, ngắn hơn cơ vân, có 1 nhân, không có vân ngang, vận động không theo ý muốn 
	+ Cơ tim: cấu tạo nên thành tim, tế bào phân nhánh, có nhiều nhân, vận động không theo ý muốn 
- Mô thần kinh :gồm tế bào thần kinh (Nơron) và các tế bào thần kinh đệm tạo nên hệ thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích , xử lí thông tin , điều khiển sự hoạt động của các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường .
+ Nơron gồm thân và các tua. Thân và tua ngắn => chất xám ở não, tủy và hạch thần kinh; tua dài => chất trắng ở não, tủy và các dây thần kinh.
Hoặc có thể ra kiểu: 
Câu 8: So sánh 4 loại mô theo mẫu ở bảng sau:
Bảng: so sánh các loại mô
Mô biểu bì
Mô liên kết
Mô cơ
Mô thần kinh
Đặc điểm cấu tạo
Chức năng
Trả lời:
Bảng: so sánh các loại mô
Mô biểu bì
Mô liên kết
Mô cơ
Mô thần kinh
Đặc điểm cấu tạo
Tế bào xếp xít mhau
Tế bào nằm trong chất cơ bản
Tế bào dài xếp thành lớp, thành bó
Nơron có thân nối với sợi trục và sợi nhánh
Chức năng
Bảo vệ , hấp thu, tiết (mô sing sản làm nhiệm vụ sinh sản)
Nâng đỡ (máu vận chuyển các chất)
Co , dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể
-Tiếp nhận kích thích
-Dẫn truyền xung thần kinh
-Xử li thông tin
-Điều hòa hoạt động các cơ quan
Câu 9: Cung phản xạ, vòng phản xạ là gì? Hãy phân biệt cung phản xa và vòng phản xạ?
Trả lời:
* Cung phản xạ: Là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng .
- Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, Nơron hướng tâm, trung ương thần kinh ( Nơron trung gian cùng thân và tua ngắn của Nơron vận động), Nơron vận động, cơ quan phản ứng 
* Vòng phản xạ: Là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi.
 (Khi kích thích vào tế bào cơ -> cơ co có phải là phản xạ không, vì sao? ( Không phải. Vì không đầy đủ các yếu tố của 1 phản xạ mà chỉ là sự cảm ứng của các sợi thần kinh và của tế bào cơ đối với kích thích mà thôi)
* Phân biệt cung phản xa và vòng phản xạF Nên kẽ bảng để phân biệt 
Đặc điểm phân biệt
Cung phản xạ
Vòng phản xạ
Con đường đi 
Số lượng nơ ron tham
Độ chính xác
Mức độ 
Thời gian thực hiện
Ngắn hơn
Ít
Ít chính xác
Đơn giản
Nhanh hơn
Dài 
Nhiều 
Chính xác hơn
Phức tạp hơn
Lâu hơn
Câu 10:
Lập bảng phân biệt các loại mô cơ.
Tại sao người ta lại gọi là cơ vân?
Bản chất và ý nghĩa của sự co cơ.
Trả lời
Bảng phân biệt các loại mô cơ.
Đặc điểm
Mô cơ vân
Mô cơ trơn
Mô cơ tim
Hình dạng
Hình trụ dài
Hình thoi, đầu nhọn
Hình trụ dài
Cấu tạo
Tế bào có nhiều nhân, có vân ngang
Tế bào có một nhân, không có vân ngang
Tế bào phân nhánh, có nhiều nhân
Chức năng
Tạo thành bắp cơ gắn với xương trong hệ vận động
Thành phần cấu trúc một số nội quan 
Cấu tạo nên thành tim
Tính chất 
Hoạt động theo ý muốn
Hoạt động không theo ý muốn
Hoạt động không theo ý muốn
Mỗi sợi cơ có các tơ cơ mảnh, tơ cơ dày xen kẽ tạo ra các đoạn màu sáng và sẫm xen kẽ nhau. Tập hợp các đoạn sáng, sẫm của tế bào cơ tạo thành các vân ngang nên người ta gọi là cơ vân.
Bản chất của sự co cơ: Các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dàylàm tế bào cơ ngắn lại.
ý nghĩa của sự co cơ trong cơ thể: Các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ ngắn lạià bó cơ ngắn lạià bắp cơ co ngắn, bụng cơ phình to àxương cử động à cơ thể hoạt động.
Câu 11
 Hãy vẽ và ghi chú sơ đồ cung phản xạ.
Nêu các thành phần cấu tạo cung phản xạ và chức năng từng thành phần.
Phân biệt phản xạ với cảm ứng ở thực vật.
Trả lời
1.Vẽ đúng, đủ thành phần sơ đồ cung phản xạ 
- Ghi chú sơ đồ cung phản xạ.
 ( Hình 6.2- trang 21 sgk)
2. Nêu các thành phần cấu tạo cung phản xạ chức năng từng thành phần:
Cung phản xạ gồm 5 thành phần:
Cơ quan thụ cảm: Thu nhận kích thích.
Nơ ron hướng tâm: Dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm à trung ương thần kinh.
Trung ương thần kinh: Tiếp nhận kích thích từ cơ quan thụ cảm truyền về, sử lý thông tin và phát lệnh phản ứng.
Nơ ron ly tâm: Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh à cơ quan phản ứng.
Cơ quan phản ứng: Phản ứng lại các kích thích nhận được .
3. Phân biệt phản xạ với cảm ứng ở thực vật.
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể có sự tham gia điều khiển của hệ thần kinh.
- Cảm ứng ở thực vật là phản ứng của cơ thể không do hệ thần kinh điều khiển.
Câu 12: Từ một ví dụ cụ thể, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó.
Trả lời:
 Œ Cho ví dụ: Khi côn trùng cắn ngứa ( kích thích) sau lưng ( cơ quan thụ cảm) è TWTK ètay gãi ( cơ quan phản ứng)’lúc sau hết ngứa.
	  Phân tích: Cơ quan thụ cảm ( dưới da ở lưng) nhận kích thích của môi trường( côn trùng cắn) sẽ phát xung TK theo dây hướng tâm về TWTK, từ trung ương phát đi xung TK theo dây li tâm tới cơ quan phản ứng ( tay gãi). Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo dây hướng tâm, nếu phản xạ chưa chính xác hoặc đã đầy đủ thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích (tay điều chỉnh vị trí hay cường độ gãi), sơ đồ vòng phản xạ: 
Cơ quan thụ cảm
Trung ương thần kinh
Cơ quan phản ứng
 (1) (3) (4) (2)
Xung thần kinh hướng tâm ; (2) Xung thần kinh li tâm
(3) Xung thần kinh thông báo ngược ; (4) Xung thần kinh li tâm điều chỉnh
Câu 13: Vẽ các sơ đồ về cung phản xạ, vòng phản xạ, sự tuần hoàn máu, cơ chế sự đông máu, sơ đồ truyền máu, sơ đồ về sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào, sơ đồ biến đổi các chất trong thành phần thức ăn
Trả lời:
Cơ quan thụ cảm
Trung ương thần kinh
Cơ quan phản ứng
1/ Cung phản xạ:
 (1)	(2)
 (1)Xung thần kinh hướng tâm (2)Xung thần kinh li tâm
2/ Vòng phản xạ:
Cơ quan thụ cảm
Trung ương thần kinh
Cơ quan phản ứng
 (1) (3) (4) (2)
Xung thần kinh hướng tâm ; (2) Xung thần kinh li tâm
(3) Xung thần kinh thông báo ngược ; (4) Xung thần kinh li tâm điều chỉnh
3/ Sự tuần hoàn máu :
TTP
PHỔI
TNT
CQ
TNP
TTT
Động mạch phổi Tĩnh mạch phổi
 Máu đỏ thẫm Máu đỏ tươi E Vòng tuần hoàn nhỏ 
Tĩnh mạch chủ Động mạch chủ
 Máu đỏ thẫm Máu đỏ tươi E Vòng tuần hoàn lớn
4/ Cơ chế sự đông máu: A
	5/ Sơ đồ truyền máu: 
 A
Phổi
-Lấy khí O2
-Thải khí CO2
Tế bào
-Lấy O2 để oxi hóa chất d2
-Thải khí CO2
Tim
Sự trao đổi khí ở phồi
Máu đỏ thẫm nhiều CO2 ít O2 
Máu đỏ tươi nhiều O2 và ít CO2 
K2 hít vào nhiều O2 và ít CO2 
Sự trao đổi khí ở tế bào
K2 thở ra nhiều CO2 và ít O2
Máu đỏ thẫm nhiều CO2 ít O2 
Máu đỏ tươi nhiều O2 và ít CO2 
O2
CO2
CO2
O2
 O O AB AB 	 
 B
 6/ Sơ đồ trao đổi khí: B
7/ Sơ đồ biến đổi các chất trong thành phần thức ăn :
	Ÿ Ơ khoang miệng:
pH = 7,2 ; t0 =370c
amilaza 
 Tinh bột (chín) Mantôzơ 
	Ÿ Ơ dạ daỳ: 
 pepsin + HCL
Protein Protein
(chuỗi dài) (chuỗi ngắn)
Enzim 
Enzim 
Enzim 
Dịch mật 
Enzim 
Enzim 
	Ÿ Ơ ruột non:
 *Tinh bột và đường đôi Đường đơn Đường đơn
 * Protein peptit Axit amin
 *Lipit Các giọt li pit nhỏ 	 Axit béo và glixerin
Câu 14: Mô tả cấu tạo ( vẽ hình minh họa) và nêu rõ chức năng của một noron điển hình. So sánh các loại nơron.
Trả lời:
a/ Mô tả câú tạoàVẽ theo hình 6-1 trg 20 – SGK
b/ Chức năng cơ bản của nơron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
- Cảm ứng là khả năng tiếp mhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh
- Dẫn truyền xung thần kinh là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất đinh từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơ ron và truyền dọc theo sợi trục
c/ Các loại nơron: Căn cứ vào chức năng người ta phân biệt 3 loại nơ ron:
Nơ ron hướng tâm (noron cảm giác) có thân nằm ngoài TWTK, đảm nhiệm chức năng truyền xung TK về TWTK
Nơ ron trung gian (noron liên lạc) nằm trong TWTK, đảm nhiệm liên hệ giữa các nơron
Nơ ron li tâm (noronvận động) có thân năm trong TWTK (hoặc ở các hạch thần kinh sinh dưỡng) , sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng.
 Chương II: VẬN ĐỘNG
Câu 1: Hãy điền các nội dung cơ bảng phù hợp vào bảng sau:
	Bảng: Sự vận động của cơ thể
Cơ quan thực hiện vận động
Đặc điểm đặc trưng
Chức năng
Vai trò chung
Bộ xương
Hệ cơ
Trả lời:
	Bảng: Sự vận động của cơ thể
Cơ quan thực hiện vận động
Đặc điểm đặc trưng
Chức năng
Vai trò chung
Bộ xương
- Gồm nhiều xương liên kết với nhau qua các khớp
- Có tính chất cứng rắn và đàn hồi.
Tạo bộ khung cơ thể:
 + Bảo vệ
 + Nơi bám của cơ.
Giúp cơ thể hoạt động để thích ứng với môi trường
Hệ cơ
- Tế bào cơ dài.
- Có khả năng co dãn
Cơ co, dãn giúp các cơ quan hoạt động 
Câu 2: a/ Chứng minh rằng: Trong thành phần hóa học của xương có cả chất hữu cơ và chất vô cơ làm xương bền chắt và mềm dẻo?
 b/ Hãy giải thích vì sao người già dễ bị gãy xương và khi gãy xương thì sự phục hồi xương diễn ra chậm, không chắc chắn?
Trả lời:
a/ Thật vậy: qua 2 thí nghiệm sau sẽ chứng minh điều đó.
- Lấy 1 xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch a xít clohyđric 10 % ta thấy những bọt khí nổi lên từ xươngàđó là do phản ứng giữa HCl với chất vô cơ ( CaCO3) tạo ra khí CO2. Sau 10-15 phút bọt khí không nổi lên nữa, lấy xương ra, rửa sạch ta thấy xương trở nên mềm dẻoà chất hữu cơ
- Đốt 1 xương đùi ếch khác trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không còn cháy nữa, không còn thấy khói bay lênà chất hữu cơ đã cháy hết. Bóp nhẹ phần xương đã đốt ta thấy dòn và bở raàcho vào cốc HCl 10%, ta thấy chúng tan ra và nổi bọt khí giống như trên, chứng tỏ xương có chất vô cơ
- Xương kết hợp giữa 2 thành phần chất trên nên có tính bền chắc và mềm dẻo
b/ Vì người già sự phân hủy hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ chất cốt giao giảm vì vậy xương giòn, xốp nên dễ bị gãy và khi bị gãy xương thì sự phục hồi diễn ra rất chậm, không chắc chắn.
Câu 3: Nêu đặc điểm cấu tạo của xương phù hợp với Chức năng nâng đỡ và vận động 
Trả lời:
Cấu tạo phù hợp với Chức năng nâng đỡ và vận động là :
* Cấu tạo phù hợp với Chức năng vận động :
- Bộ xương khoảng 206 chiếc gắn với nhau nhờ các khớp, có 3 loại khớp:
+ Khớp bất động: gắn chặt các xương với nhau -> bảo vệ nâng đỡ. VD khớp xương sọ, mặt, đai hông
+ Khớp bán động: khả năng hoạt động hạn chế để bảo vệ các cơ quan như tim, phổi VD khớp ở cột sống, lồng ngực 
+ Khớp động: khả năng hoạt động rộng, chiếm phần lớn trong cơ thể -> cho cơ thể vận động dễ dàng .VD khớp xương chi 
* Tính vững chắc đảm bảo Chức năng nâng đỡ:
- TP hóa học: gồm chất vô cơ và hữu cơ . Chất vô cơ giúp xương cứng rắn chống đỡ được sức nặng của cơ thể và trọng lượng mang vác. Chất hữu cơ làm cho xương có tính đàn hồi chống lại các lực tác động, làm cho xương không bị giòn, bị gãy
- Cấu trúc: xương có cấu trúc đảm bảo tính vững chắc là: hình ống, cấu tạo bằng mô xương cứng ở thân xương dài, mô xương xốp gồm các nan xương xếp vòng cung.
Câu 4: Nêu sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú. 
Bảng 11. Sự khác nhau giữa bộ xương người với bộ xương thú
Các phần so sánh
Bộ xương người
Bộ xương thú
Tỉ lệ sọ não / mặt
Lồi căm xương mặt
Lớn 
Phát triển
Nhỏ 
Không có
Cột sống
Lồng ngực
Cong ở 4 chỗ
Nở sang 2 bên
Cong hình cung
Nở theo chiều lưng-bụng
Xương chậu
Xương đùi
Xương bàn chân
Xương gót
Nở rộng
Phát triển, khỏe
Xương ngón chân ngắn, bàn chân hình vòm
Lớn, phát triển về phía sau
Hẹp 
Bình thường
Xương ngón dài, bàn chân phẳng
Nhỏ 
Câu 5: Nêu đặc điểm tiến hoá của bộ xương người so vói bộ xương thú. 
Trả lời:
 Đặc điểm tiến hoá của bộ xương người so vói bộ xương thú:
 Đặc điểm tiến hóa của bộ xương thể hiện ở sự phân hóa chi trên – chi dưới; cột sống, lồng ngực; hộp sọ và lối đính sọ vào cột sống.
- Chi trên: xương nhỏ, khớp linh hoạt ->giúp cơ thể cân bằng trong tư thế đứng và đi bằng 2 chân; đặc biệt ngón cái đối diện được với các ngón khác -> thuận lợi cầm nắm công cụ lao động
- Chi dưới: xương chậu nở rộng, xương đùi to khoẻ -> chống đỡ và di chuyển. Bàn chân vòm, xương gót phát triển ra sau -> chống đỡ tốt, di chuyển dẽ dàng
- Lồng ngực nở rộng 2 bên -> đứng thẳng 
- Cột sống cong 4 chỗ -> dáng đứng thẳng, giảm chấn động
- Xương đầu: tỉ lệ xương sọ lớn hơn xương mặt vì não phát triển con người biết chế tạo và sử dụng vũ khí tự vệ không phải dùng bộ hàm để chống kẻ thù như động vật.
- Cột sống đính vào xương sọ hơi lùi về trước trong khi não phát triển ra sau tạo cho đầu ở vị trí cân bằng trong tư thế đứng thẳng. Lồi cằm phát triển là chỗ bám cho các cơ lưỡi sử dụng trong phát âm ở người.
Câu 6: Hãy chứng minh: “Xương là một cơ quan sống” . Những đặc điểm nào trong thành phần hoá học và cấu trúc của xương bảo đảm cho xương có độ vững chắc cao mà lại tương đối nhẹ? Tại sao lứa tuổi thanh thiếu niên lại cần chú ý rèn luyện , giữ gìn để bộ xương phát triển bình thường?
Trả lời:
 a/ Xương là một cơ quan sống:
- Xương cấu tạo bỡi các phiến vôi do mô liên kết biến thành, trong chứa các TB xương.
- TB xương có đầy đủ các đặc tính của sự sống: dinh dưỡng, lớn lên, hô hấp, bài tiết, sinh sản, cảm ứng như các loại tế bào khác.
- Sự hoạt động của các thành phần của xương như sau:
+ Màng xương sinh sản tạo ra mô xương cứng , mô xương xốp.
+ Ong xương chứa tuỷ đỏ, có khả năng sinh ra hồng cầu.
+ Xương tăng trưởng theo chiều dài và theo chiều ngang.
b/ Đặc điểm của xương:
Xương có những đặc điểm về thành phần hoá học và cấu trúc bảo đảm độ vững chắc mà lại tương đối nhẹ:
 *Đặc điểm về thành phần hoá học của xương:
 - Ở người lớn, xương cấu tạo bỡi 1/3 chất hữu cơ, 2/3 chất vô cơ.
 - Chất hữu cơ làm cho xương dai và có tính đàn hồi.
 - Chất hữu cơ làm xương cứng nhưng dễ gãy.
Sự kết hợp 2 loại chất này làm cho xương vừa dẻo vừa vững chắc.
 *Đặc điểm về cấu trúc của xương:
 - Cấu trúc hình ống của xương dài giúp cho xương vững chắc và nhẹ.
 - Mô xương xốp cấu tạo bỡi các nan xương xếp theo hướng của áp lực mà xương phải chịu, giúp cho xương có sức chịu đựng cao.
c/ Rèn luyện, giữ gìn bộ xương phát triển bình thường:
 Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, xương còn mềm dẻo vì tỉ lệ chất hữu cơ nhiều hơn 1/3, tuy nhiên trong thời kì này xương lại phát triển nhanh chóng, do đó muốn cho xương phát triển bình thường để cơ thể cân đối, đẹp và khoẻ mạnh, phải giữ gìn vệ sinh về xương:
- Khi mang vác, lao động phải đảm bảo cân đối 2 tay.
- Ngồi viết ngay ngắn, không tựa ngực vào bàn, không gục đầu ra phía trước.
- Không đi giày chật và cao gót.
- Lao động vừa sức, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Hết sức đề phòng và tránh các tai nạn làm tổn thương đến xương.
Câu 7: Phân biệt các loại khớp xương và nêu rõ vai trò của từng loại khớp?
Trả lời:
Phân biệt các loại khớp xương và vai trò của từng loại khớp
Các loại khớp xương
Đặc điểm phân biệt
Khả năng cử động
Vai rò
Khớp động
Có diện khớp ở 2 đầu xương tròn và lớn có sụn trơn bóng; Giữa khớp có bao chứa dịch khớp
Linh hoạt
Đảm bảo sự hoạt động linh hoạt của tay, chân
Khớp bán động
Diện khớp phẳng và hẹp
Ít linh hoạt
Giúp xương tạo thành khoang bảo vệ (khoang ngực). Ngoài ra còn có vai trò giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi đứng và lao động phức tạp.
Khớp bất động
Giữa 2 xương có hình răng cưa khít với nhau
Không cử động được
Giúp xương tạo thành hộp, thành khối để bảo vệ nội quan (hộp sọ bảo vệ não) hoặc nâng đỡ (xương chậu)
 Câu 8: Đặc điểm cấu tạo của hệ cơ liên quan đến chức năng vận động?
Trả lời:
- Cơ tham gia vận động là cơ vân. Đơn vị cấu tạo nên hệ cơ là tế bào cơ ( sợi cơ). Mỗi TB cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc, mỗi đơn vị cấu trúc gồm nhiều tơ cơ xếp song song dọc theo chiều dài tế bào cơ, gồm 2 loại tơ cơ là tơ cơ mảnh( sáng) và tơ cơ dày( sẫm) nằm xen kẽ nhau tạo nên các vân sáng và tối 
- Tập hợp các tế bào cơ tạo nên bó cơ bọc trong màng liên kết. Mỗi bắp cơ có nhiều bó cơ, bắp cơ ở giữa to 2 đầu thuôn nhỏ tạo thành gân bám vào 2 xương. Khi cơ co xương chuyển động.
- Mỗi bắp cơ có mạch máu và dây thần kinh chi phối phân nhánh đến từng sợi cơ. Khi cơ co là các tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm bắp cơ ngắn lại và phình to khiến xương chuyển động.
- Sự co cơ là 1 phản xạ , năng lượng cần cho co cơ là do sự O2 hóa các chất dinh dưỡng do máu mang đến, đồng thời cũng thải ra các sản phẩm phân hủy vào máu để đưa đến các cơ quan bài tiết ra ngoài.
Câu 9: Đặc điểm tiến hóa của hệ cơ so với động vật?
Trả lời:
Thể hiện sự phân hóa các cơ chi trên và chi dưới, sư phân hóa và phát triển cơ mặt và cơ lưỡi
- Cơ chi trên: phân hóa thành nhiều nhóm cơ nhỏ phụ trách những hoạt động đa dạng và tinh vi, đặc biệt là sự khéo léo của đôi bàn tay -> Con người thực hiện được các động tác tinh vi khéo léo trong lao động sáng tạo.
- Cơ chi dưới: có xu hướng tập trung thành các nhóm cơ lớn khoẻ -> vận động, di chuyển, tạo thế cân bằng trong dáng đứng thẳng.
- Cơ mặt: phân hóa thành các nhóm cơ biểu lộ tình cảm ( cơ nét mặt)
- Cơ lưỡi phát triển giúp cho việc phát âm tiếng nói của con người .
Câu 10: Công của cơ là gì? Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào? Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ. Ý nghĩa của việc luyện tập cơ . Phương pháp luyện tập cơ?
Trả lời:
	- Khi cơ co tạo 1 lực tác động vào vật, làm vật di chuyển, tức là sinh ra 1 công . Có 2 dạng công: công tính được và công không tính được ( khi cơ co không làm vật di chuyển, ví dụ: mang 1 vật nặng đứng yên 1 chỗ)
 Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố: 
 + Trạng thái thần kinh. 
 + Nhịp độ lao động
 + Khối lượng của vật
 - Công của cơ được sử dụng vào mục đích hoạt động, lao động
 - Nguyên nhân của sự mỏi cơ: Làm việc quá sức và kéo dài, biên độ co cơ giảm dần rồi ngừng hẳn, dẫn tới sự mỏi cơ. Nguyên nhân của sự mỏi cơ là do cơ thể không được cung cấp đủ chất ding dưỡng và ô xi nên đã tích tụ Axit lac tic trong cơ bắp, tác động lên hệ thống thần kinh, gây cảm giác mỏi cơ. 
- Công của cơ phụ thuộc vào: thể tích của bắp cơ, lực co cơ, trạng thái thần kinh. Nên luyện tập cơ sẽ làm tăng thể tích của cơ, tăng lực co cơ, đồng thời tăng cường sự hoạt động của các hệ cơ quan như: tuần hoàn, hô hấp, bài tiết làm cho thần kinh hưng phấn tinh thần sảng khoái
- Luyện tập bằng cách tập thể dục, chơi thể thao và lao động vừa sức.
Ž Chương III; TUẦN HOÀN
 Câu 1: Môi trường trong cơ thể . Vai trò của môi trường trong cơ thể?
Trả lời:
- Môi trường trong: Máu, Nước mô, Bạch huyết.
+ Máu: có trong mạch máu
+ Nước mô: tắm đẫm quanh các tế bào. Nước mô được hình thành liên tục từ Máu.
+ Bạch huyết: trong mạch bạch huyết. Nước mô liên tục thấm vào các mạch bạch huyết tạo thành bạch huyết.
- Vai trò của môi trường trong cơ thể:
+ Nhờ có môi trường trong mà tế bào thực hiện được mối liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất: Các chất dinh dưỡng và O2 được máu vận chuyển từ cơ quan tiêu hóa và phổi tới mao mạch khuếch tán vào nước mô rồi vào tế bào, đồng thời các sản phẩm phân hủy trong hoạt động sống của tế bào khuếch tán ngược lại vào nước mô rồi vào máu để đưa tới cơ quan bài tiết thải ra ngoài.
+ Máu, Nước mô, Bạch huyết còn có mối liên hệ thể dịch trong phạm vi cơ thể và bảo vệ cơ thể ( Vận chuyển hoocmon, kháng thể, bạch cầu đi khắp các cơ quan trong cơ thể)
Câu 2: Thành phần của Máu. Cấu tạo và chức năng các thành phần?
Trả lời:
- Các thành phần của Máu:
 Các tế bào máu - Hồng cầu
 45% thể tích - Bạch cầu
 - Tiểu cầu
Máu 
 - Nước 90%
 Huyết tương - Protein, lipit, glucose, vitamin
 55% thể tích - Muối khoáng, chất tiết, chất thải
- Cấu tạo và chức năng các thành phần của máu :
+ Hồng cầu: TB không nhân, hình đĩa lõm 2 mặt. Vì không có nhân nên chỉ tồn tại khoảng 130 ngày do đó luôn được thay thế bằng các hồng cầu mới hoạt động mạnh hơn, thành phần chủ yếu của hồng cầu là Hb có khả năng kết hợp lỏng lẻo với O2 và CO2 nên có chức năng vận chuyển O2 và CO2 trong hô hấp tế bào.
+ Bạch cầu: TB có nhân, lớn hơn hồng cầu, hình dạng không ổn định có chức năng bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào, tạo kháng thể, tiết protein đặc hiệu phá hủy tế bào đã bị nhiễm bệnh.
+ Tiểu cầu: ( không phải là tế bào mà chỉ là các mảnh vỡ của tế bào sinh tiểu cầu) kích thước rất nhỏ, cấu tạo đơn giản, dễ bị phá hủy để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu.
- Huyết tương: Là chất lỏng của máu có vai trò duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải, hoocmon, muối khoáng dưới dạng hoà tan.
Câu 3: Trình bày các chức năng sinh lí chủ yếu của máu? 
Trả lời:
- Chức năng hô hấp: Máu tham gia vận chuyển O2 từ phổi đến mô và CO2 từ mô đến phổi từ đó CO2 được thải ra ngoài qua động tác thở
- Chức năng dinh dưỡng: Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng được hấp thụ từ ruột non đến các mô cung cấp nguyên liệu cho tế bào và cho cơ thể nói chung
- Chức năng bài tiết: Máu vận chuyển các sản phẩm tạo ratừ quá trình trao đổi chất như: Ure, axit uric..từ mô đến thận, tuyến mồ hôi để bài tiết ra ngoài.
- Chức năng điều hòa thân nhiệt cơ thể: Máu mang nhiệt độ cao từ các cơ quan trong cơ thể đến da, phổi và bóng đái để thải ra ngoài.
- Chức năng bảo vệ cơ thể: Các tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào như ăn protein lạ, vi khuẩn có hại tạo kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên.
- Chức năng điều hòa sự cân bằng nội môi: Máu đảm bảo sự cân bằng nước, độ pH và áp suất thẩm thấu của cơ thể.
- Máu đảm bảo tính thống nhất hoạt động của tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể.
Câu 4: a/ Nêu những Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu?
 b/ Giải thích vì sao khi bị đỉa đeo hút máu, chỗ vết đứt máu chảy lại lâu đông?
 c/ Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong máu lại thường cao hơn so với người ở đồng bằng?
Trả lời:
a/ Những đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu:
 Œ Hồng cầu: 
Hồng cầu không nhân làm giảm bớt năng lượng tiêu tốn trong quá trình làm việc
Hb của hồng cầu kết hợp lỏng lẻo với oxi và cacbonic vừa giúp cho quá trình vận chuyển khí, vừa giúp cho quá trình TĐK oxi và cacbonic diễn ra thuận lợi
Hình đĩa lõm 2 mặt tăng bề mặt tiếp xúc hồng cầu với oxi và cacbonic tạo thuận lợi cho quá trình vận chuyển khí
Số lượng hồng cầu nhiều tạo thuận lợi cho quá trình vận chuyển đượcnhiều khí cho nhu cầu cơ thể, nhất là khi lao động nặng và kéo dài
  Bạch cầu: Bảo vệ cơ thể, tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và TB già. Để thực hiện các chúc năng đó bạch cầu có những đặc điểm sau:
Hình thành chân giả bao vây và tiêu diệt vi khuẩn cùng các TB già bằng cách thực

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_8.docx