Đề cương ôn tập học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Huỳnh Văn Thạnh
Câu 8:Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ dưới các lực cân bằng 1 vật đang đứng yên và chuyển động như thế nào?
Trả lời: Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều nhau.
- - Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.
Câu 9:Quán tính là gì?
Trả lời: Quán tính: Tính chất của mọi vật bảo toàn tốc độ của mình khi không chịu lực nào tác dụng hoặc khi chịu tác dụng của những lực cân bằng nhau.
- - Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi tốc độ đột ngột vì có quán tính
Câu 10:Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? Cho ví dụ?
Trả lời:
- Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của một vật khác.
Ví dụ: Khi bánh xe đạp đang quay, nếu bóp nhẹ phanh thì vành bánh chuyển động chậm lại.
- Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của một vật khác.
Ví dụ: Khi đá quả bóng lăn trên sân cỏ, quả bóng lăn chậm dần rồi dừng lại
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt, không lăn khi vật chịu tác dụng của lực khác.
Ví dụ: Khi ta kéo hoặc đẩy chiếc bàn nhưng bàn chưa chuyển động, thì khi đó giữa bàn và mặt sàn có lực ma sát nghỉ.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ IVật lí 8 NĂM HỌC: 2020-2021 A. LÝ THUYẾT Câu 1:Thế nào là chuyển động cơ học? Thế nào là đứng yên?Cho một ví dụ về chuyển động và chỉ rõ vật được chọn làm mốc. Trả lời: Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động). -Khi vị trí của một vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc. Câu 2: Cho một ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ học. Trả lời: Ví dụ: Hành khách ngồi trên toa tàu đang rời ga : + Nếu lấy nhà ga làm mốc, thì hành khách đang chuyển động so với nhà ga. + Nếu lấy đoàn tàu làm mốc, thì hành khách đứng yên so với đoàn tàu và nhà ga chuyển động so với đoàn tàu. Câu 3:Vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Trả lời: - Vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc, vì vậy chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. Câu 4: Hãy cho biết độ lớn của tốc độ biểu thị tính chất nào của chuyển động?Công thức đơn vị vận tốc hợp pháp là gì? Trả lời: Độ lớn của tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Công thức tính tốc độ: ; trong đó: +v là tốc độ của vật (m/s, km/h) +s là quãng đường đi được (m,km) +t là thời gian để đi hết quãng đường đó (s, h) . Câu 5: Hãy nêu rỏ đơn vị đo của tốc độ. Trả lời: Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian. Đơn vị hợp pháp của tốc độ là mét trên giây (m/s) và ki lô mét trên giờ (km/h) Câu 6:Lực là gì? Trình bày cách biểu diễn và kí hiệu một vectơ lực? Trả lời: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó bị biến dạng. - Lực là một đại lượng vec-tơ vừa có độ lớn, phương và chiều. Ví dụ: : Khi quả bóng bay đến mặt vợt, nó chịu lực tác dụng của vợt nên bị biến dạng, đồng thời nó bị dừng lại và đổi hướng chuyển động bật trở lại. Câu 7: Trình bày cách biểu diễn và ký hiệu véc tơ lực? Ta biểu diễn véctơ lực bằng một mũi tên có: + Gốc là điểm đặt của lực tác dụng lên vật. + Phương chiều trùng với phương chiều của lực. + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. Kí hiệu véctơ lực là , cường độ lực là F. Câu 8:Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ dưới các lực cân bằng 1 vật đang đứng yên và chuyển động như thế nào? Trả lời: Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều nhau. - - Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính. Câu 9:Quán tính là gì? Trả lời: Quán tính: Tính chất của mọi vật bảo toàn tốc độ của mình khi không chịu lực nào tác dụng hoặc khi chịu tác dụng của những lực cân bằng nhau. - - Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi tốc độ đột ngột vì có quán tính Câu 10:Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? Cho ví dụ? Trả lời: - Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của một vật khác. Ví dụ: Khi bánh xe đạp đang quay, nếu bóp nhẹ phanh thì vành bánh chuyển động chậm lại. - Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của một vật khác. Ví dụ: Khi đá quả bóng lăn trên sân cỏ, quả bóng lăn chậm dần rồi dừng lại - Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt, không lăn khi vật chịu tác dụng của lực khác. Ví dụ: Khi ta kéo hoặc đẩy chiếc bàn nhưng bàn chưa chuyển động, thì khi đó giữa bàn và mặt sàn có lực ma sát nghỉ. Câu 11:Cho ví dụ về lực ma sát có lợi và lực ma sát có hại? Nêu cách làm tăng lực ma sát có lợi và làm giảm lực ma sát có hại? 1. Để tăng ma sát của lốp xe ô tô với mặt đường người ta chế tạo lốp xe có nhiều khía. 2. Để giảm lực ma sát ở các vòng bi của động cơ người ta phải thường xuyên tra dầu, mỡ. Câu 12:Thế nào là áp lực? Trả lời: Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Câu 13:Áp suất được tính như thế nào? Viết công thức và nêu tên các đại lượng kèm theo đơn vị? Trả lời: - Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị nén. - Công thức: Trong đó: + F: áp lực (N); + S: diện tích tiếp xúc (m2); + p: Áp suất (N/m2) Câu 14:Nêu kết luận về áp suất chất lỏng? Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Trả lời: Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang có độ lớn như nhau - Công thức: Trong đó: + d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3); + h: độ sâu cột chất lỏng (m); + p: Áp suất chất lỏng(N/m2) Câu 15:Thế nào là bình thông nhau? Trả lời: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều cùng ở một độ cao. - Ví dụ: ấm pha trà, các ống thoát nước dưới la-va-bô (chậu rửa mặt), Câu 6: cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực ? Trả lời: Cấu tạo: Bộ phận chính của máy ép thủy lực gồm hai ống hình trụ, tiết diện s và S khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng. Mỗi ống có 01 pít tông. Nguyên tắc hoạt động: Khi ta tác dụng 01 lực f lên pít tông A. lực này gây một áp suất p lên mặt chất lỏng p = áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn tới pit tông B và gây ra lực F nâng pít tông B lên. Câu 17: Phát biểu lực đẩy Ác-si-mét. Công thức tính lực đẩy Acsimet? Trả lời: Mọi vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét. - Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: Trong đó: + FA: độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét (N); + d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3); + V: Phần thể tích của vật chìm trong chất lỏng(m3) Câu 18: Điều kiện để có công cơ học: Trả lời: Có lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực.Công thức tính công cơ học: A = F.s; trong đó: A là công của lực F; F là lực tác dụng vào vật; s là quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực. Đơn vị của công là Jun, kí hiệu là J Câu 19: Cho một ví dụ về lực khi thực hiện công và một ví dụ lực không thực hiện công? Trả lời: 1. Một người kéo một chiếc xe chuyển động trên đường. Lực kéo của người đã thực hiện công. 2. Người lực sĩ cử tạ đỡ quả tạ ở tư thế đứng thẳng, mặc dù rất mệt nhọc nhưng người lực sĩ không thực hiện công. B. BÀI TẬP Bài 1:Một ống nghiệm chứa thủy ngân với độ cao h=3cm. a) Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3. Hãy tính áp suất của thủy ngân lên đáy của ống nghiệm. b) Nếu thay thủy ngân bằng nước thì cột nước phải có chiều cao bao nhiêu để tạo ra một áp suất như trên?(biết dH20=10000N/m2 ) Trả lời: a) áp suất của thủy ngân lên đáy của ống nghiệm là: b) chiều cao của cột nước là: Bài 2:Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 36m so với mặt nước biển. cho trọng lượng riêng trung bình của nước là 10300N/m3. a) Tính áp suất ở độ sâu ấy. b)cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,016m2. Tính áp lực của nước tác dụng lên diện tích này. c) Biết áp suất tối đa mà người thợ lặn còn có thể chịu được là 473800N/m2, hỏi người thợ lặn đó chỉ nên lặn xuống độ sâu nào để có thể an toàn? Trả lời:a) áp suất ở độ sâu đó là: b) áp lực của nước tác dụng lên phần diện tích cửa chiếu sáng: c) độ sâu tối đa mà người thợ lặn có thể đạt tới mà vẫn an toàn: Bài 3:Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao của nước trong cốc là 12cm. tính áp suất của nước lên đáy cốc và lên điểm A cách đáy cốc 4cm. biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Trả lời: Áp suất tác dụng lên đáy cốc: Áp suất tác dụng lên điểm A cách đáy cốc 4cm: Bài 4:Một vật có khối lượng 598,5g làm bằng chất có khối lượng riêng D=10,5g/cm3 được nhúng hoàn toàn vào trong nước. Tính độ lớn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước d=10000N/m3. Trả lời: Thế tích của vật đó là: Độ lớn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật: Bài 5:Một hòn đá có khối lượng 4,8kg, biết trọng lượng riêng của nước là N/m3, của đá bằng N/m3. Tính lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên hòn đá khi ở trong nước? Trả lời:Trọng lượng P của hòn đá bằng P=10.m=10.4,8=48N Thể tích của hòn đá ta có: Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hòn đá: B.2 CÔNG THỨC TÍNH VÀ BÀI TẬP MẪU STT CÔNG THỨC TÍNH GIẢI THÍCH ĐẠI LƯỢNG CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN 1 Trọng lượng: P: trọng lượng ( N ) m: khối lượng ( kg ) - Xác định trọng lượng của vật có khối lượng m(kg) 2 Khối lượng riêng D: khối lượng riêng ( kg/m3 ) m: khối lượng ( kg ) V: thể tích ( m3 ) - Xác định khối lượng riêng của vật có khối lượng m(kg)và thể tích V (m3) hoặc xác định m, V. 3 Trọng lượng riêng d: Trọng lượng riêng ( N/m3 ) P: trọng lượng ( N ) V: thể tích ( m3 ) - Xác định trọng lượng riêng của vật biết P và thể tích V (m3) hoặc xác định m, V. 4 Vận tốc: Vận tốc trung bình: v: vận tốc ( m/s ) hay (km/h) s: quãng đường ( m ) hay (km) t: thời gian ( s) hay (h) - Xác định các bài toán liên quan đến vận tốc, quãng đường và thời gian di chuyển. 5 Áp suất: p: áp suất ( N/m2 ) hay (Pa) F: áp lực ( N ) S: diện tích bị ép ( m2 ) - Xác định các bài toán liên quan đến áp lực F, áp suất p và diện tích mặt tiếp xúc S 6 Áp suất chất lỏng: p: áp suất ở điểm ta xét của cột chất lỏng ( N/m2 )hoặc (Pa) d: trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m3 ) h: chiều cao của cột chất lỏng tính từ mặt thoáng đến điểm ta xét ( m ) - Xác định các bài toán liên quan đến áp suất p tại một điểm đang xét hoặc xác định vị trí điểm đang xét, trọng lượng riêng của chất lỏng 7 Lực đẩy Ác-si-mét: FA: lực đẩy Acsimet ( N ) d: trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m3 ) V: thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ ( m3 ) - Xác định các bài toán liên quan đến độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét hoặc xác định thể tích của vật, trọng lượng riêng của chất lỏng 8 Máy thủy lực: F1, F2: áp lực lên các pit-tông(N) S1, S2: diện tích các pit-tông(m2) - Xác định các bài toán liên quan đến áp lực tác dụng lên pít-tông hoặc diện tích các pít-tông. 9 Công của lực: A: công của lực F ( J ) F: lực tác dụng vào vật ( N ) s: quãng đường vật dịch chuyển (m ) - Xác định các bài toán liên quan đến công, áp lực và quãng đường dịch chuyển. 10 Đổi đơn vị đo: + Từ km/h sang m/s: chia cho 3,6+ Từ m/s sang km/h: nhân cho 3,6 + 1 l (lít) = 1 dm3 + 1 ml (mi-li-lít) = 1 cm3+1atm= 105N/m2=760mmHg= 1 Pa
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_vat_li_lop_8_nam_hoc_2020_2021_huyn.docx