Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường Sinh học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Chiềng Ho

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường Sinh học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Chiềng Ho

Câu 1: (2 đ)

Giải thích cơ chế tạo ra các vòng gỗ hàng năm của cây thân gỗ? Những cây gỗ lâu năm bị rỗng ruột có sống được không? Vì sao?

Câu 2: (3 đ)

a. Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức, thủy tức tiêu hóa mồi và thải bã như thế nào?

b. Làm thí nghiệm về tái sinh mọc chồi của thủy tức, người ta thường cắt chúng thành hai nửa. Hãy phán đoán xem nửa đầu hay nửa cuối cơ thể phục hồi cơ thể nhanh hơn? Tại sao?

Câu 3: (4 đ)

a. Miễn dịch là gì? Cơ thể có những loại miễn dịch chủ yếu nào?

b. Có người cho rằng : “Tiêm vacxin cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh giúp cho cơ thể nhanh khỏi bệnh”. Điều đó có đúng không? Vì sao?

Câu 4: (3 đ)

Hãy phân tích những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ người so với động vật thể hiện sự thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.

 

doc 5 trang thuongle 3911
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường Sinh học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Chiềng Ho", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MƯỜNG LA
TRƯỜNG THCS CHIỀNG HOA
MA TRẬN 
ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG
Môn: SINH HỌC 8
Năm học: 2020 – 2021
Tổng thời gian làm bài: 180 phút, 
 không kể thời gian giao đề.
(Tính theo thang điểm 20)
Lớp
Nội dung
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tỉ lệ điểm
6
Thân và các hoạt động sống của thân.
1/2 câu
1 điểm
1/2 câu
1 điểm
2,0
7
Động vật không xương sống.
1/2 câu
2 điểm
1/2 câu
1 điểm
3,0
8
Sinh học cơ thể con người.
1,5 câu
7 điểm
1 câu
5 điểm
1,5 câu
3 điểm
15,0
Tổng số câu: 
Tổng số điểm:
Tỉ lệ %:
3,5 câu
10 điểm
50%
1,5 câu
6 điểm
30%
2 câu
4 điểm
20%
7 câu
20 điểm
100%
Ghi chú: Cấu trúc đề 100% tự luận.
UBND HUYỆN MƯỜNG LA
TRƯỜNG THCS CHIỀNG HOA
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang, 10 câu)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Môn: SINH HỌC 8
Năm học: 2020 – 2021
Tổng thời gian làm bài: 180 phút, 
 không kể thời gian giao đề.
Câu 1: (2 đ) 
Giải thích cơ chế tạo ra các vòng gỗ hàng năm của cây thân gỗ? Những cây gỗ lâu năm bị rỗng ruột có sống được không? Vì sao? 
Câu 2: (3 đ) 
a. Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức, thủy tức tiêu hóa mồi và thải bã như thế nào?
b. Làm thí nghiệm về tái sinh mọc chồi của thủy tức, người ta thường cắt chúng thành hai nửa. Hãy phán đoán xem nửa đầu hay nửa cuối cơ thể phục hồi cơ thể nhanh hơn? Tại sao? 
Câu 3: (4 đ)
a. Miễn dịch là gì? Cơ thể có những loại miễn dịch chủ yếu nào?
b. Có người cho rằng : “Tiêm vacxin cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh giúp cho cơ thể nhanh khỏi bệnh”. Điều đó có đúng không? Vì sao?
Câu 4: (3 đ) 
Hãy phân tích những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ người so với động vật thể hiện sự thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.
Câu 5: (4 đ) 
a. Ở dạ dày có những hoạt động tiêu hóa chủ yếu nào?
b. Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất (protein, gluxit, lipit), sau tiêu hóa ở khoang miệng và dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp? Vì sao?
Câu 6: (2 đ)
a. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
b. Bằng kiến thức sinh lí người đã học, hãy giải thích câu “trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.
Câu 7: (2 đ) Hãy cho biết một chu kỳ co dãn của tim? Vì sao tim hoạt động liên tục, suốt đời mà không mệt mỏi?
------HẾT------
Ghi chú:
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
UBND HUYỆN MƯỜNG LA
TRƯỜNG THCS CHIỀNG HOA
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đáp án có 03 trang)
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Môn: SINH HỌC 8
Năm học: 2020 – 2021
Tổng thời gian làm bài: 180 phút, 
 không kể thời gian giao đề.
Câu 1: (2 đ) 
Ý/phần
Đáp án
Điểm
- Cơ chế tạo ra các vòng gỗ hàng năm của cây thân gỗ: Hàng năm tầng sinh trụ sinh ra một lớp tế bào mạch gỗ. 
+ Về mùa mưa: Cây nhiều thức ăn sinh ra các lớp tế bào mạch gỗ to, vách dày, màu sáng.
+ Về mùa đông, cây thiếu thức ăn sinh ra một lớp tế bào nhỏ vòng nhỏ hơn, màu sẫm. Hai lớp tế bào mạch gỗ đó tạo thành vòng gỗ hàng năm. Căn cứ vào các vòng gỗ đó để biết tuổi của cây.
Những cây gỗ lâu năm bị rỗng ruột vẫn sống được.
Vì: Bản chất phía trong lõi của các cây thân gỗ lâu năm là các tế bào chết hóa gỗ, cứng, vách dày hoặc bị mục nát vì các điều kiện tự nhiên. Còn phía ngoài vẫn là các tế bào mạch gỗ sống vẫn còn khả năng vận chuyển nước lên các phần phía trên (vẫn thực hiện tốt chức năng của thân).
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2: (3 đ) 
Ý/phần
Đáp án
Điểm
a
- Tế bào gai dùng để bắt mồi và tự vệ. Khi chạm phải mồi, gai phóng ra chất độc làm tê liệt con mồi. Tế bào gai có nhiều ở tua miệng.
*Cách tiêu hóa mồi và thải bã:
- Tế bào mô cơ – tiêu hóa chiếm chủ yếu lớp trong của thành cơ thể, là các tế bào có 2 roi có không bào tiêu hóa tiết enzim tiêu hóa con mồi.
- Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ miệng.
 1đ
0,5đ
0,5đ
b
- Nửa đầu sẽ phục hồi cơ thể toàn vẹn nhanh hơn vì nửa này hoàn chỉnh hoăn (có miệng và tua miệng).
1đ
Câu 3: (4 đ)
Ý/phần
Đáp án
Điểm
a
Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một số bệnh nào đó. 
Cơ thể có 2 loại miễn dịch chính:
+ Miễn dịch tự nhiên: Cơ thể người không bao giờ bị mắc một số bệnh của các động vật khác (miễn dịch bẩm sinh) hoặc đã một lần bị bệnh và không mắc lại bệnh đó nữa (miễn dịch tập nhiễm).
+ Miễn dịch nhân tạo: Cơ thể được tiêm phòng văcxin của một bệnh nào đó sẽ miễn dịch với bệnh đó.
1đ
0,5đ
0,5đ
b
- Ý kiến đó là sai:
- Tiêm vacxin là tiêm các loại vi khuẩn, virut gây bệnh đã được làm yếu để kích thích cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại bệnh đó (chủ động).
- Tiêm kháng sinh là tiêm trực tiếp kháng thể kháng bệnh vào cơ thể giúp cơ thể khỏi bệnh(bị động).
0,5đ
1đ
0,5đ
Câu 4: (3 đ)
Ý/phần
Đáp án
Điểm
Những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động:
- Thể hiện qua sự phân hóa ở cơ chi trên và tập trung ở cơ chi dưới.
+ Cơ chi trên phân hóa thành các nhóm cơ phụ trách những cử động linh hoạt của bàn tay, ngón tay đặc biệt là cơ vận động ngón cái rất phát triển.
+ Cơ chí dưới có xu hướng tập trung thành nhóm cơ lớn, khỏe (như cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân).
+ Giúp cho sự vận động di chuyển (chạy, nhảy ) thoải mái và giữ cho cơ thể có thể thăng bằng trong giáng đứng thẳng.
- Ngoài ra ở người còn có cơ vận động lưỡi phát triển giúp cho vận động ngôn ngữ nói.
- Cơ nét mặt phân hóa giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 5: (4 đ)
Ý/phần
Đáp án
Điểm
a
Những hoạt động tiêu hoá chủ yếu ở dạ dày:
- Tiết dịch vị. 
- Biến đổi lí học thức ăn. 
- Biến đổi hóa học một phần thức ăn.
- Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột non.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
B
Tất cả thức ăn (protein, gluxit, lipit) cần được tiêu hoá tiếp ở ruột non. Vì:
- Ở khoang miệng chủ yếu biến đổi thức ăn về mặt lí học, chỉ có một phần tinh bột chín được biến đổi hoá học thành đường đôi Mantôzơ.
- Ở dạ dày chủ yếu biến đổi thức ăn về mặt lí học, chỉ có một phần protein được biến đổi hoá học thành protein chuỗi ngắn gồm 3-8 axit amin.
- Cả đường đôi Mantôzơ và protein chuỗi ngắn đều chưa phải là những đơn phân đơn giản tế bào hấp thụ và sử dụng được.
0,5
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 6: (2 đ)
Ý/phần
Đáp án
Điểm
a
- Dây thần kinh tủy gồm cả các bó sợi cảm giác (hướng tâm) và các bó sợi vận động (li tâm) được liên hệ với tủy sống qua các rễ sau và rễ trước.
- Rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động.
0,5đ
0,5đ
B
- Khi trời nóng, cơ thể thực hiện cơ chế bài tiết nhiều mồ hôi để tăng cường thoát nhiệt dẫn đến cơ thể thiếu nước" cần bổ sung nước. Điều đó giải thích vì sao trời nóng chóng khát.
- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa để tăng sinh nhiệt cho cơ thể " cần nhiều chất hữu cơ. Điều đó giải thích vì sao trời mát chóng đói.
0,5đ
0,5đ
Câu 7: (2 đ)
Ý/phần
Đáp án
Điểm
- Một chu kỳ hoạt động tim gồm 3 pha, khoảng 0,8 giây, pha co 2 tâm nhĩ 0,1 giây; pha co 2 tâm thất 0,2 giây, giãn chung 0,4 giây.
- Tâm nhĩ co 0,1 giây, ghỉ 0,7 giây, tâm thất co 0,3 giây, nghỉ 0,5 giây® thời gian nghỉ ngơi nhiều đủ phục hồi hoạt động.
1đ
1đ
------HẾT------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc.doc