Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Bài 3: Thường thức mĩ thuật: Một số công trình tiêu biểu của mỹ thuật thời Lê - Năm học 2021-2022 - Bùi Thị Dịu

Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Bài 3: Thường thức mĩ thuật: Một số công trình tiêu biểu của mỹ thuật thời Lê - Năm học 2021-2022 - Bùi Thị Dịu

Bài 3: Thường thức mĩ thuật

MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂUCỦA MỸ THUẬT THỜI LÊ

I. MỤC TIÊU

1. Kiên thức: Học sinh khái quát về mỹ thuật thời Lê - thời kỳ hưng thịnh của mỹ thuật Việt Nam.

Học sinh biết được các tác phẩm MT thời Lê

Học sinh hiểu biết yêu quí giá trị nghệ thuật dân tộc và có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa của quê hương.

2. Năng lực: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá,năng lực biểu đạt, năng lực thực hành

3.Phẩm chất: HS có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thi hiếu thẩm mĩ lành mạnhvà có trách nhiệm với bản thân

 

doc 3 trang Phương Dung 31/05/2022 4991
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Bài 3: Thường thức mĩ thuật: Một số công trình tiêu biểu của mỹ thuật thời Lê - Năm học 2021-2022 - Bùi Thị Dịu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 -Tiết 3
Ngày soạn:30 /08/2021
Bài 3: Thường thức mĩ thuật
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂUCỦA MỸ THUẬT THỜI LÊ
I. MỤC TIÊU
1. Kiên thức: Học sinh khái quát về mỹ thuật thời Lê - thời kỳ hưng thịnh của mỹ thuật Việt Nam. 
Học sinh biết được các tác phẩm MT thời Lê
Học sinh hiểu biết yêu quí giá trị nghệ thuật dân tộc và có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa của quê hương. 
2. Năng lực: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá,năng lực biểu đạt, năng lực thực hành
3.Phẩm chất: HS có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thi hiếu thẩm mĩ lành mạnhvà có trách nhiệm với bản thân
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Tranh ảnh mỹ thuật thời Lê
2. Học sinh: đọc trước bài
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan
 Luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống
- Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động
a, Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b, Nội dung: GV giới thiệu bài mới
c, Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu
d, Tổ chức thực hiện
Vào bài mới
Tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu sơ lược về mĩ thuật thời Lê, hôm nay cô cùng các em tìm hiểu về một số công trình mĩ thuật thời Lê.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu 1 số công trình kiến trúc thời Lê
a, Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu vài nét về 1 số công trình kiến trúc thời Lê
b, Nội dung: Quan sát, luyện tập thực hành, vấn đáp , gợi mở , cá nhân, trực quan, DH khám phá, thảo luận nhóm 
c, Sản phẩm: HS nêu khái niệm và vài nét về 1 số công trình kiến trúc thời Lê 
d, Tổ chức thực hiện
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV treo tranh về chùa Keo: Đây là công trình điển hình của nghệ thuật kiến trúc phật giáo ở Việt Nam.
? Nêu một số công trình MT tiêu biểu thời Lê?
? Nêu đặc điểm của công trình kiến trúc chùa Keo?(chùa Keo ở đâu, em biết gì về chùa Keo)
? Địa điểm xây dựng chùa?
? Thời gian xây dựng?
? Cơ cấu, diện tích, quy mô chùa?
? Kiến trúc như thế nào?
*Gác chuông: là KT bằng gỗ, có cách lắp ráp kết cấu chính xác, đẹp về hình dáng. Ba tầng mái theo lối chồng diêm, dưới tầng mái có 84 cửa dàn thành 3 tầng, 28 cụm lớn tạo thành những cánh tay đỡ mái.
Các tầng mái uốn cong thanh thoát đẹp và trang nghiêm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
- GV nhận xét, kết luận.
I. Kiến trúc
1. Chùa Keo
- Địa điểm: xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
- Xây dựng: từ thời Lý (1061) bên cạnh biển, 1611 bị lụt lớn, 1603 dời vị trí, xây lại.
- Quy mô lớn: 154 gian có tường bao quanh, diện tích 528 mẫu.
- Kiến trúc: các công trình nối tiếp: tam quan nội, khu tam bảo thờ phật, gác chuông
2. Gác chuông chùa Keo
Là một công trình kiến trúc bằng gỗ tiêu biểu, gồm 4 tầng cao gần 12m, là công trình kiến trúc nổi tiếng của nghệ thuật cổ Việt Nam.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh các tác phẩm điêu khắc
a, Mục tiêu: giúp học sinh nắm được các tác phẩm điêu khắc.
b, Nội dung: Quan sát, luyện tập thực hành, vấn đáp , gợi mở , cá nhân, trực quan, DH khám phá, thảo luận nhóm
c, Sản phẩm: HS nêu trình bày sản phẩm theo từng bước
d, Tổ chức thực hiện
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV yêu cầu HS quan sát tượng phật bà quan Âm ở SGK, nêu câu hỏi, HS trả lời
- Địa điểm đặt tượng?
- Thời gian tạc tượng?
- Chất liệu?
- Cấu tạo?
- Nghệ thuật diễn tả?
+ GV: NT diễn tả đã đạt đến sự hoàn hảo tạo ra sự phức tạp nhiều đầu nhiều tay mà vẫn giữ nét tự nhiên, cân đối thuận mắt.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
- GV nhận xét, kết luận.
II. Điêu khắc
+ Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.
- Tính ước lệ dân gian: nghìn tay nghìn mắt
- Địa điểm: chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
- 1656
- Chất liệu: Gỗ
- Gồm 42 tay lớn và 952 tay nhỏ toạ lạc trên toà sen cao 2m, cả bệ là 3.7 m
KL: pho tượng có tính tượng trưng cao, được lồng ghép hàng ngàn chi tiết mà vẫn mạch lạc về bố cục, hài hoà trong diễn tả đường nét
- Toàn bộ pho tượng là sự thống nhất trọn vẹn tạo được sự hoà nhập chung tránh được sự đơn điệu lặng lẽ thường có của các pho tượng phật.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình tượng con rồng trên bia đá
a, Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu Đặc điểm hình tượng con rồng trên bia đá
b, Nội dung: quan sát, trực quan, vấn đáp gợi mở, luyện tập. Giao nhiệm vụ , KT hỏi-đáp, KT công não, KT mảnh ghép.
c, Sản phẩm: HS nêu Khái quát về Đặc điểm hình tượng con rồng trên bia đá
d, Tổ chức thực hiện
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV yêu cầu HS tìm hiểu qua hình ảnh và SGK
- Địa điểm đặt bia đá?
- Hình rồng thường tượng trưng cho quyền lực vua chúa nên thường được đặt ở đó
- Đặc điểm hình rồng trên lăng vua Lê Thái Tổ?
- Đặc điểm hình rồng thời Lê?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
- GV nhận xét, kết luận.
GVKL: Hình rồng thời Lê dù kế thừa tinh hoa văn hoá thời Lý Trần song qua bàn tay các nghệ nhân, nó đã được Việt hoá và phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.
III. Chạm khắc trang trí
- Đặt ở lăng vua Lê Thái Tổ
- Đặc điểm: ở cả 2 mặt trên trán bia được chạm khắc hàng chục hình lớn nhỏ
- Hình Rồng thời Lê xuất hiện nhiều trên các bia đá và chủ yếu là chạm nổi, hình Rồng nằm cạnh các họa tiết như: Sóng nước, hoa lá Rồng thời Lê trông dáng vẻ mạnh mẽ, có sự kế thừa hình Rồng thời Lý, Trần cùng với sự ảnh hưởng của Rồng nước ngoài(Trung Quốc). 
3. Hoạt động luyện tập
- GV đặt 1 số câu hỏi kiểm tra nhận thức học sinh 
- GV cho điểm những học sinh phát biểu xây dựng bài tốt
- GV cho HS nêu cảm nhận về các công trình mỹ thuật thời Lê, nêu trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị nghệ thuật của dân tộc.
- GV nhận xét về tinh thần học tập của cả lớp. Đồng thời tuyên dương những cá nhân có tinh thần học tập tốt, những nhóm thảo luận tích cực và sôi nổi.
4. Hoạt động vận dụng
- Kiến trúc như thế nào?
- Kiến trúc: các công trình nối tiếp: tam quan nội, khu tam bảo thờ phật, gác chuông
- HS nêu cảm nhận và trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị nghệ thuật của dân tộc.
- Tập chép hình rồng trên bia đá Vĩnh Lăng, học bài.
- Chuẩn bị bài sau: giấy, thước, màu và quan sát hình dáng, hoạ tiết ở 1 số chậu cảnh.
Ký duyệt của tổ chuyên môn
Ngày:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_8_bai_3_thuong_thuc_mi_thuat_mot_so_con.doc