Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tiết 28, Bài 26+27: Vẽ theo mẫu "Giới thiệu tỉ lệ cơ thể người và tập vẽ dáng người"
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm về vóc dáng con người và tỷ lệ cơ thể con người ở các hoạt động khác nhau, nắm bắt được phương pháp vẽ dáng người.
2. Về năng lực: Năng lực tư duy sng tạo; năng lực quan st, thảo luận nhĩm, giải quyết vấn đề, thực hnh
3. Về phẩm chất: Phẩm chấ yu nước, nhn i, trung thực, chăm chỉ, trch nhiệm.
II. Thiết bị dạy học v học liệu
1. Giáo viên: Tranh ảnh toàn thân về cơ thể người (trẻ em, đàn ông, phụ nữ), hình gợi ý cách vẽ cơ thể người. Một số hình người ở các động tác khác nhau.
2. Học sinh: Sưu tầm tranh, giấy A4, viết chì, gơm, màu
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tiết 28, Bài 26+27: Vẽ theo mẫu "Giới thiệu tỉ lệ cơ thể người và tập vẽ dáng người"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28 Ngày soạn: Tiết: 28 Ngày dạy: . Bài 26, 27: Vẽ theo mẫu GIỚI THIỆU TỈ LỆ CƠ THỂ NGƯỜI VÀ TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI (Tiết 1) Mơn học: Mỹ thuật; lớp: 8. Thời gian thực hiện: 1 tiết. I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm về vóc dáng con người và tỷ lệ cơ thể con người ở các hoạt động khác nhau, nắm bắt được phương pháp vẽ dáng người. 2. Về năng lực: Năng lực tư duy sáng tạo; năng lực quan sát, thảo luận nhĩm, giải quyết vấn đề, thực hành 3. Về phẩm chất: Phẩm chấ yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: Tranh ảnh toàn thân về cơ thể người (trẻ em, đàn ông, phụ nữ), hình gợi ý cách vẽ cơ thể người. Một số hình người ở các động tác khác nhau. 2. Học sinh: Sưu tầm tranh, giấy A4, viết chì, gơm, màu III. Tiến trình dạy học Hoạt động của GV - HS Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (3 phút) 1. Mục tiêu: Huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs, kích thích học sinh tìm hiểu bài. 2. Nội dung: HS hoạt động cá nhân. 3. Sản phẩm: Câu trả lời của hs. 4. Tổ chức thực hiện: GV chấm bài vẽ ở tiết trước. HS thực hiện. GV kết luân, dẫn dắt vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. (10 phút). Hướng dẫn hs quan sát nhận xét. 1. Mục tiêu: Biết được thế nào là lều trại. 2. Nội dung: HS hoạt động cá nhân. 3. Sản phẩm: Câu trả lời của hs, phiếu học tập. 4. Tổ chức thực hiện: - GV nêu câu hỏi: - GV cho HS xem tranh ảnh về các hoạt động khác nhau của con người. Yêu cầu HS quan sát kỹ và nhận ra sự khác nhau về hình dáng, tỷ lệ của các bộ phận cơ thể người. - GV yêu cầu HS làm mẫu một vài động tác như: Đi, kéo, xúc để các em nhận ra nhịp điệu, sự lặp lại của động tác để chọn ra tư thế đẹp nhất. - GV tóm tắt lại đặc điểm chính về hình dáng, tỷ lệ của cơ thể người khi ở các hoạt động khác nhau. - GV cho HS xem tranh về con người ở các chủng tộc và châu lục khác nhau. - GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về tỷ lệ cơ thể người. - Yêu cầu các em nhận xét về chiều cao của trẻ em, thiếu niên, thanh niên để thấy được chiều cao của con người thay đổi theo độ tuổi. - GV yêu cầu HS xem tranh về cơ thể trẻ em (Hình 1 SGK) và nhận xét về chiều cao của trẻ và tỷ lẹâ các bộ phận so với chiều cao của đầu. - GV tóm tắt đặc điểm cơ thể trẻ em. - GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 SGK để nhận xét chiều cao của người trưởng thành. Từ đó lấy đầu làm đơn vị đo so sánh với các bộ phận trên cơ thể. Nhận xét chiều cao lý tưởng. - GV phân tích trên tranh để HS thấy được đây chỉ là tỷ lệ cơ bản. Khi vẽ cần đối chiếu với mẫu thực để tìm tỷ lệ phù hợp, không nên máy móc theo công thức. - HS thực hiện theo yêu cầu của Gv. - HS trình bày kết quả, hs khác nhận xét. - GV nhận xét và kết luận. I. Quan sát, nhận xét: - Cấu tạo. - Hình dáng, tỷ lệ của cơ thể người khi ở các hoạt động khác nhau. Nhịp điệu, sự lặp lại của động tác để chọn ra tư thế đẹp nhất. - Tùy thuộc vào vị trí địa lý, giống nòi mà ta thấy có người cao, người thấp, người tầm thước. Chiều cao của con người luôn thay đổi theo từng lứa tuổi. Vẻ đẹp của cơ thể người tùy thuộc vào sự cân đối tỷ lệ các bộ phận trên cơ thể. - Lấy chiều dài của đầu (từ đỉnh đầu đến cằm) làm đơn vị đo chiều cao cơ thể ta thấy: + Trẻ em mới lọt lòng đến 1 tuổi có chiều cao khoảng 3.5 đầu. + Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi có chiều cao khoảng 4 đến 5 đầu. + Người trưởng thành: Khoảng từ 7 – 7.5 đầu là người cao (Tỷ lệ đẹp). Khoảng 6.5 - 7 đầu là người tầm thước. Khoảng 6 đầu là người thấp. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (20 phút) Hướng dẫn HS làm bài. 1. Mục tiêu: Hs vẽ được bài. 2. Nội dung: HS hoạt động cá nhân. 3. Sản phẩm: Bài vẽ của hs. 4. Tổ chức thực hiện: - GV cho 4 HS lên bảng quan sát mẫu thật và vẽ theo hướng nhìn của mình. Các HS còn lại vẽ theo nhóm, mỗi nhóm cử ra 1 HS làm mẫu và luôn phiên thay đổi khi vẽ xong. - Làm bài. -Quan sát, chỉnh sửa trong lúc học sinh làm bài. III. Bài tập: Em hãy vẽ một số dáng người ở các tư thế khác nhau. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5 phút) 1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. 2. Nội dung: Hđ cá nhân. 3. Sản phẩm: Trả lời của hs. 4. Tổ chức thực hiện: - Chọn một vài đạt và chưa đạt cho HS nhận xét. - HS nhận xét. - GV kết luận và gợi mở thêm cho học sinh về nhà làm tốt hơn. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tịi mở rộng, sáng tạo (nếu cĩ) (5 phút) * Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức. * Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu. * Phương thức hoạt động: Hđ cá nhân, trao đổi với người thân. * Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS vào trong vở. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Sưu tầm những bức tranh vẽ nhiều dáng người mà em thích? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời. IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học (2 phút) 1. Tổng kết. 2. Hướng dẫn tự học ở nhà. - Về nhà học bài. - Chuẩn bị bài 26, 27 giới thiệu tỉ lệ cơ thể người và tập vẽ dáng người. (tiết 2). Chuẩn bị giấy A4, chì, gơm.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_8_tiet_28_bai_2627_ve_theo_mau_gioi_thi.doc