Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì I - Lê Thị Thu Hậu

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì I - Lê Thị Thu Hậu

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Giúp hs nắm được:

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trich: Tôi đi học.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

2. Kĩ năng

a. Kĩ năng bài học:

- Đọc hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

b. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, trao đổi, ý tưởng của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

- Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích bình luận những cảm xúc của nhân vật chính trong ngày đầu đi học

- Tự nhận thức :Trân trong kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân

 3.Thái độ

- Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.

4. Định hướng phát triển năng lực

Giải quyết vấn đề; Tư duy sáng tạo; Hợp tác; Tự học Thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp tiếng Việt

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan.

2. Học sinh: Ôn lại một số văn bản nhật dụng ở chương trình Ngữ văn. Soạn bài trước ở nhà.

III. Tổ chức các hoạt động dạy và học

Hoạt động khởi động:

1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.

 Sĩ số: 8A4

 8A6

2. Kiểm tra bài cũ.

- Phân tích tâm trạng của nhân vật “tôi” trên đường đến trường?

3. Bài mới

 Như vậy trong tiết 1, các em đã được thấy sự cảm nhận của một cậu bé trên đường đi trong ngày đầu đi học.

Vậy khi bước vào ngôi trường với bao diều mới lạ, tâm trạng của cậu bé ra sao? Trong tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp.

 

doc 365 trang thucuc 3540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì I - Lê Thị Thu Hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 26/8/2019
Ngày dạy: 31/8/2019
Tiết 1
Văn bản: TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức Giúp hs nắm được:
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trich: Tôi đi học.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng 
a. Kĩ năng bài học
- Đọc hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
b. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, trao đổi, ý tưởng của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích bình luận những cảm xúc của nhân vật chính trong ngày đầu đi học
- Tự nhận thức :Trân trong kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân
 3.Thái độ 
- Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy. 
4. Định hướng phát triển năng lực
Giải quyết vấn đề; Tư duy sáng tạo; Hợp tác; Tự học Thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp tiếng Việt
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan.
2. Học sinh: Ôn lại một số văn bản nhật dụng ở chương trình Ngữ văn. Soạn bài trước ở nhà.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học
 Hoạt động khởi động
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
 Sĩ số: 8A4 
 8A6
2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra vở bài tập của HS.
3. Bài mới 
 Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Đặc biệt, là các kỷ niệm, ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên. “Tôi đi học” là một truyện ngắn xuất sắc với lời văn giàu chất thơ, nhẹ nhàng mà thấm đượm, thể hiện một cách xúc động tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nv “tôi”...
Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích
- PP: Đọc sáng tạo, gợi mở vấn đáp.
- KT: Hỏi và trả lời
- Cách đọc: Đọc giọng chậm, dịu, lắng sâu. 
? Qua phần chú thích, các em hãy giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Thanh Tịnh?
- Tác phẩm chính: Quê mẹ, Đi giữa một mùa sen.
? Nêu xuất xứ của văn bản?
- Tìm hiểu các chú thích 2, 4, 6, 7.
- Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
 GV: Toàn bộ tp là những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi 
tưởng của nhân vật “tôi”.
- Vb được viết theo thể loại nào?
- Em hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản?
- Tác giả chọn ngôi kể thứ mấy, nhân vật chính là ai?
- Văn bản có thể được chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần?
G y/c H quan sát phần đầu văn bản.
? Nỗi nhớ về buổi tựu trường được thể hiện qua thời gian, không gian nào?
? Cảm nhận của em về thời gian, không gian ấy?
? Vì sao vào thời điểm đó, tác giả lại nhớ về buổi tựu trường đầu tiên của mình?
( Thời khắc quan trọng đv mỗi hs, thiêng liêng có ý nghĩa. Sự liên tưởng tương đồng giữa hiện tại và quá ss)
? Khi nhớ về những kỉ niệm đó, tâm trạng của tác giả được thể hiện qua những từ ngữ nào?
? Nx gì về những từ ngữ và giá trị biểu đạt của nó?
? Đó là những cảm xúc như thế nào?
? Trên con đường cùng mẹ tới trường , cảm giác của tôi được thể hiện qua chi tiết nào? Vì sao tôi lại có cảm giác ấy?
? Chi tiết “tôi không lội Sơn nữa” có ý nghĩa gì?
- Cậu bé đã tạm biệt những thú vui quen thuộc hang ngày, đã lớn hơn. 
? Từ cảm giác ấy, tôi có cử chỉ hành động nào?
? Cách sử dụng từ ngữ có gì đặc biệt? Tác dụng?
- Có thể hiểu gì về nv “tôi” qua chi tiết “Ghì thật chặt hai quyển ” và “muốn thử sức mình tự cầm bút thước”?
* TL nhóm: Khi nhớ lại ý nghĩ chỉ có 
người thạo mới cầm nổi bút thước, tác giả nhận xét: “Ý nghĩ ấy ... trên ngọn núi”. Hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa của BPNT được sử dụng trong câ? 
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện và miêu tả ?
? Cảm nhận chung về tâm trạng của nhân vật tôi?
? Qua đoạnvăn, em cảm nhận gì về nhân vật tôi?
Luyện tập.
? Đọc đoạn thơ, bà thơ nói về học trò, tình bạn, mái trường?
? Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về đoạn thơ, bài thơ đó?
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích:
a. Tác giả:
+ Thanh Tịnh (1911 - 1988 ) quê ở Huế từng dạy học, viết báo, văn. Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn, thơ nhưng nổi tiếng hơn cả là tập tr. ngắn"Quê mẹ" và tập truyện thơ "Đi từ giữa một mùa sen".
+ Sáng tác của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm nhẹ nhàng mà lắng sâu, êm dịu.
b. Tác phẩm:
 In trong tập “Quê mẹ” - 1941.
c. Giải thích từ khó:
- CT 2, 4, 6, 7
II. Tìm hiểu văn bản
1.Thể loại, phương thức biểu đạt, bố cục.
a. Thể loại: Truyện ngắn trữ tình
b. Phương thức biểu đạt: 
 Tự sự + miêu tả + biểu cảm.
Ngôi kể thứ nhất -“tôi” .
c. Bố cục:
- Đoạn 1: ( Từ đầu -> rộn rã): Khơi nguồn kỉ niệm.
- Đoạn 2: (Tiếp-> ngọn núi): Diễn biến tâm trạng, cảm xúc của “tôi” khi trên đường tới trường.
- Đoạn 3: (Tiếp g “cả ngày nữa”): Diễn biến tâm trạng, cảm xúc của “tôi” lúc ở sân trường.
- Đoạn 4: (Còn lại):Diễn biến tâm trạng và cảm xúc của “tôi”khi ở trong lớp học.
2. Phân tích.
a. Hoàn cảnh gợi nhớ những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của nv “tôi”.
- Thời gian : Cuối thu.
- Thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc.
- Cảnh sinh hoạt: Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
-> Gần gũi, đẹp đẽ, gắn liền với tuổi thơ và buổi tựu trường đầu tiên.
-> Tác giả là người gắn bó với quê hương,đó là lần đầu tiên được cắp sách tới trường (gây ấn tượng mạnh)
* Tâm trạng của nhân vật tôi
- T/trạng: náo nức; mơn man; tưng bừng; rộn rã.
+ Từ láy-> tăng giá trị biểu cảm, diễn tả cảm xúc của nhân vật tôi
-> Cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng
b. Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi”.
*Trên đường cùng mẹ tới trường.
- Con đường, cảnh vật thay đổi.
-> có sự thay đổi lớn trong lòng . 
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn 
- Ghì chặt sách vở, xóc lên, nắm lại cẩn thận...ghì chặt vở trên tay, thử sức cầm bút...
+ Động từ -> Cử chỉ ngộ nghĩnh, đáng yêu
-> Có ý chí học, muốn được chững chạc như bạn
- Biện pháp so sánh, các động từ -> Khắc họa tư thế, cử chỉ ngộ nghĩnh, đáng yêu của em nhỏ lần đầu tới trường.
Tâm trạng hồi hộp, mới mẻ.
+ Cách kể chuyên nhẹ nhàng, miêu tả những cảm giác bằng những lời văn giàu chất thơ, hình ảnh so sánh đầy thơ mộng 
-> Tâm trạng háo hức, hăm hở
=> Tôi rất hồn nhiên ngây thơ trong sáng, bộc lộ sự yêu học , yêu bạn, ý thức và khát vọng vươn lên trong học tập.
4. Củng cố
? Em hãy kể một kỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên của bản thân?
5. Hướng dẫn về nhà
* Sưu tầm những bài văn, bài thơ hay viết về mái trường, thầy cô, bạn bè.
* Học lại bài cũ, kể tóm tắt lại văn bản.
* Soạn tiếp phần còn lại của văn bản “ Tôi đi học” ( Tâm trạng của nhân vật tôi theo những dòng hồi tưởng về buổi tựu trường đầu tiên)
 Ngày soạn: 26/8/2019
 Ngày dạy: 3/9/2019
Tiết 2
TÔI ĐI HỌC (Tiếp theo)
(Thanh Tịnh)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp hs nắm được:
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trich: Tôi đi học.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng
a. Kĩ năng bài học:
- Đọc hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
b. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, trao đổi, ý tưởng của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích bình luận những cảm xúc của nhân vật chính trong ngày đầu đi học
- Tự nhận thức :Trân trong kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân
 3.Thái độ
- Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy. 
4. Định hướng phát triển năng lực
Giải quyết vấn đề; Tư duy sáng tạo; Hợp tác; Tự học Thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp tiếng Việt
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan.
2. Học sinh: Ôn lại một số văn bản nhật dụng ở chương trình Ngữ văn. Soạn bài trước ở nhà.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động khởi động:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
 Sĩ số: 8A4 
 8A6
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Phân tích tâm trạng của nhân vật “tôi” trên đường đến trường?
3. Bài mới 
 Như vậy trong tiết 1, các em đã được thấy sự cảm nhận của một cậu bé trên đường đi trong ngày đầu đi học. 
Vậy khi bước vào ngôi trường với bao diều mới lạ, tâm trạng của cậu bé ra sao? Trong tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp.
 Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
- Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí trong tâm trí tác giả có gì nổi bật?
 (đông người, ai cũng đẹp)
- Cảnh tượng đó có ý nghĩa gì?
- Nhân vật tôi đã cảm nhận ntn về ngôi trường? H/ả so sánh ấy có ý nghĩa ntn?
- Khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu tiên đến trường học, tác giả dùng hình ảnh so sánh nào? Ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó?
+ Miêu tả sống động, chân thực, cảm động những rung động, biến đổi trong trạng thái tâm lí của những cậu học trò mới. 
+ Thể hiện khát vọng bay bổng của tuổi thơ. 
- Khi chờ nghe đọc tên, cảm giác của nv “tôi” ntn? Và cảm giác của cậu khi phải rời bàn tay mẹ?
- Em có suy nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học trò bé nhỏ?
 (Khóc vì lo sợ, vì sung sướng, giàu tình cảm)
* Gv: T/g đã diễn tả chân thực cử chỉ ánh mắt, cảm xúc hồn nhiên trong sáng của các cậu học trò. Đó là sự nuối tiếc những ngày chơi đùa thoải mái, sự lưu luyến những người thân yêu - là những giọt nước mắt báo hiệu sự trưởng thành, e sợ trước 1 thời kì thử thách không ít khó khăn g T/g giãi bày tuổi thơ của chính mình - những kỉ niệm ấy trong sáng và chân thực vô cùng.
- Em hãy cho biết “tôi” có cảm giác ntn khi ngồi học giờ học đầu tiên?
- HS đọc đv “Một con chim ”
* Thảo luận:
+ “Một con chim liệng ... cánh chim”
+ “Những tiếng phấn ... vần đọc”
+ Dòng chữ “Tôi đi học”.
? Cách kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
Cách kết thúc tự nhiên, bất ngờ
- Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học?
- ( Mọi người yêu thương, chăm chút, khuyến khích).
- Sự quan tâm của mọi người với các em nhỏ có ý nghĩa gì?
- Nhận xét về đặc sắc NT của truyện?
- GV kết luận.
- HS đọc ghi nhớ (9)
HĐ3: Luyện tập
- GV hướng dẫn HS làm BT 1.
II. Tìm hiểu văn bản
b.Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi”.
*Khi đứng giữa sân trường và xếp hàng vào lớp
- Sân trường: “dày đặc cả người, ai cũng quần áo sạch sẽ, gương mặt vui tươi, sáng sủa”.
->Không khí ngày khai trường náo nức, tưng bừng. 
- Ngôi trường: “cao ráo, sạch sẽ hơn, xinh xắn, oai nghiêm như đình làng”.
-> cảm thấy mình bé nhỏ - lo sợ vẩn vơ.
- Các cậu học trò: “Như con chim non đứng trên bờ tổ ... ngập ngừng, e sợ”
- tôi cảm thấy tất cả các học trò mới: vụng về, lúng túng như mình.
- Hồi hộp chờ nghe tên mình.
- Nghe gọi tên: giật mình, lúng túng.
- Rời tay mẹ vào lớp: lo sợ, nức nở khóc.
- Cảm thấy mình bước vào một thế giới khác và cách xa mẹ.
* Khi ngồi trong lớp học
- Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, với bạn.
- Vừa ngỡ ngàng vừa tự tin.
-> Nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên. 
* Cách kết thúc tự nhiên, bất ngờ vừa khép lại bài văn vừa mở ra 1 thế giới mới, 1 giai đoạn mới trong cuộc đời đứa trẻ.
c. Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học.
- Các phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em, đều trân trọng tham dự buổi tựu trường.
- Ông đốc: từ tốn, bao dung.
- Thầy giáo: vui tính, giàu tình yêu thương hs.
=> Gia đình, nhà trường đều có trách nhiệm và tấm lòng đối với thế hệ tương lai -> Đó là 1 môi trường giáo dục ấm áp, nuôi dưỡng các em trưởng thành.
d. Đặc sắc về nghệ thuật
+ Bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nv theo trình tự (t) của buổi tựu trường.
+ Miêu tả tinh tế, chân thực diến biến tâm trạng.
+ Kết hợp hài hoà giữa kể, tả với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc.
+ Ngôn ngữ giàu yếu tố bc, nhiều h/ả so sánh độc đáo. 
3.Tổng kết: 
a. Nội dung : Tâm trạng ,cảm xúc của nhân vật tôi về buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
b.Nghệ thuật : Sử dụng yếu tố tự sự , miêu tả và biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo
 Ghi nhớ SGK - 9
IV. Luyện tập
* BT1: 
Gợi ý: - Dòng cảm xúc ấy diễn biến ntn trong buổi tựu trường đầu tiên của nv “tôi”?
- Dòng cảm xúc ấy được bộc lộ ra sao? (thiết tha, gắn bó với những kỷ niệm thời thơ ấu; yêu quý, nhớ một cách sâu sắc, chi tiết)
3. Hoạt động luyện tập.
- PP: gợi mở, vấn đáp.
- KT: Đặt câu hỏi.
? Cảm nhận của em về nhân vật tôi trong văn bản?
? Em thấy những cảm xúc nào của mình được bộc lộ qua nhân vật tôi?
4. Củng cố
? Viết một đoạn văn nói về cảm xúc của em trong buổi tựu trường đầu tiên của mình?
5. Hướng dẫn về nhà
* Sưu tầm những bài văn, bài thơ hay viết về mái trường, thầy cô, bạn bè.
* Học lại bài cũ, kể tóm tắt lại văn bản.
- Hãy phân tích tâm trạng của nhân vật tôi trong văn bản “Tôi đi học”
- Học lại bài cũ. Làm bài tập phần luyện tập.
- Làm BT2 (SGK); 1, 2, 4 (SBT)
* Soạn trước bài : “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”.
- Đọc trước ví dụ, tìm hiểu nghĩa của từ ngữ.
 . 
Ngày soạn: 29/8/2019
Ngày dạy:6 /9/2019
Tiết 3: Tự học có hướng dẫn
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp hs nắm được
- Các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
2. Kĩ năng
a. Kĩ năng bài học
- Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
b.Những kĩ năng sống được giáo dục trong bài.
- Ra quyết định.
- Giao tiếp.
3. Thái độ
- Giáo dục HS ý thức tự học. 
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tư duy sang tạo.
- Hợp tác.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan.
2. Học sinh: ôn lại kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học
 Hoạt động khởi động.
1. Ổn định tổ chức.
8A4
8A6
2. Kiểm tra bài cũ. 
? Thế nào là từ đồng nghĩa? Thế nào là từ trái nghĩa? Lấy ví dụ cụ thể?
3. Bài mới: 
Ở lớp 7, các em đã học về hai mối quan hệ về nghĩa của từ: đồng nghĩa và trái nghĩa. Qua bài học này, chúng ta sẽ biết thêm về mối quan hệ bao hàm, khái quát của nghĩa của từ. Nghĩa của từ có tính chất khái quát nhưng trong một ngôn ngữ, phạm vi khái quát nghĩa của từ không giống nhau...
Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung cần đạt
Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
- HS quan sát sơ đồ (Bảng phụ). Chú ý cách trình bày thành ba hàng.
- Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “thú, chim, cá”? Vì sao?
- Nghĩa của từ “thú” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “voi, hươu”?
- HS trả lời tương tự với “chim”, “cá”. Giải thích?
- Nghĩa của các từ “thú, chim, cá” rộng hơn/ hẹp hơn nghĩa của từ nào?
- Thảo luận.
* Vận dụng:
- Tìm các từ có phạm vi nghĩa hẹp hơn và rộng hơn ba từ cây, cỏ, hoa?
- Qua phân tích, em hiểu thế nào là từ có nghĩa rộng? Từ có nghĩa hẹp?
- Một từ ngữ vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp được ko? Vì sao?
- HS đọc ghi nhớ.
I.Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
1.Ví dụ: (Sơ đồ sgk)
a, Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn nghĩa của từ “thú, chim, cá”
Vì phạm vi nghĩa từ “động vật” bao hàm phạm vi nghĩa của từ “thú, chim, cá”
=> Từ có nghĩa rộng và có nghĩa hẹp.
*Ghi nhớ - ý 1
b, Nghĩa của từ “thú” rộng hơn nghĩa của từ “hươu, voi”. Vì “thú” bao hàm cả “hươu, voi”.
- Nghĩa của từ “chim” rộng hơn nghĩa của từ “tu hú, sáo”. Vì “chim” bao hàm cả “tu hú, sáo”
- Nghĩa của từ “cá” rộng hơn từ “cá rô, cá thu”. Vì “cá” bao hàm cả “cá rô, cá thu”.
=> Khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
*Ghi nhớ / ý 2
c, Nghĩa của từ “thú, chim, cá” hẹp hơn nghĩa của từ “động vật” và rộng hơn nghĩa của từ “voi, hươu, tu hú, cá rô, cá thu...”
=> Khi p.v nghĩa của từ đó bao hàm trong p.v nghĩa của một từ ngữ khác.
*Ghi nhớ - ý 3
=> Một từ ngữ có nghĩa rộng với từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp với từ ngữ khác.
*Ghi nhớ - ý 4
2.Kết luận:
 Ghi nhớ (sgk)
* Chú ý: Tính chất rộng, hẹp về nghĩa của từ chỉ là tương đối.
3. Hoạt động luyện tập.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* HĐ 2: Luyện tập.
 - PP: Đọc sáng tạo, gợi mở, vấn đáp.
- KT: Đặt câu hỏi.
- Yêu cầu hs đọc bài tập – lên bảng làm.
? Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau?
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
* TL cặp đôi: 3 phút.
? Tìm từ ngữ nghĩa rộng?
- ĐD HD TB – HS khác NX, b/s.
- GV NX, cho điểm.
- Yêu cầu hs đọc bài tập
? Tìm từ ngữ có nghĩa được bao hàm 
trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau?
- HS NX, b/s.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
? Chỉ ra từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm sau?
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
G/v hướng dẫn cho học sinh làm bài.
2. Luyện tập.
* Bài tập 1.
a. Y phục
 quần áo
quần đùi; q dài áo dài; sơ mi
b. Vũ khí 
 súng bom
s/trường; đại bác b/ba càng; b/bi
Bài tập 2.
a. chất đốt d. nhìn
b. nghệ thuật c. thức ăn. e. đánh 
Bài tập 3.
a. xe cộ: xe đạp; xe máy; ôtô 
b. kim loại: đồng; sắt; vàng 
c. hoa quả: cam; xoài; nhãn...
d. họ hàng: họ nội; họ ngoại...
e. mang: xách; đeo; gánh 
Bài tập 4.
a. thuốc lào. c. bút điện.
b. thủ quỹ d. hoa tai.
Bài tập 5.
+ Động từ có nghĩa rộng: khóc.
+ Động từ có nghĩa hẹp: nức nở; sụt sùi.
4. Hoạt động vận dụng.
 Lập danh sách 10 đến 30 từ về các từ ngữ chỉ đồ dùnghọc tập, cây cối, từ chỉ người và cho biết từ ngữ nào có có nghĩa rộng, từ ngữ có nghĩa hẹp, từ ngữ vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
* Sưu tầm đoạn thơ nói về mái trường, cho biết từ ngữ nào có nghĩa rộng, từ ngữ nào có nghĩa hẹp.
* Học lại bài cũ. Làm hoàn chỉnh bài tập 5 SGK.
* Chuẩn bị bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản 
+ Đọc ví dụ sgk và tìm hiểu chủ đề của văn bản.
+ Tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
____________________________________________________________
Ngày soạn: 1/9/2019
Ngày dạy:7/9/2019
Tiết 4
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp hs nắm được:
- Chủ đề của văn bản.
- Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.
2. Kĩ năng
a. Kĩ năng bài học
- Đọc-hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
- Trình bày một văm bản ( nói, viết) thống nhất về chủ đề.
b. Những kĩ năng sống được giáo dục trong bài.
- Giao tiếp
- Suy nghĩ sáng tạo.
3. Thái độ
- Giáo dục HS ý thức tạo lập VB có tính thống nhất về chủ đề.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
- Viết đoạn văn thể hiện chủ đề văn bản 
II. Chuẩn bị: 
1.Giáo viên: 
-Tài liệu ,giáo án ,...
- Phương pháp ,kĩ thuật dạy học.
2. Học sinh: 
-Sách vở và đồ dùng học tập.
- Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK. 
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học
 Hoạt động khởi động.
 1. Ổn định tổ chức.
8A4
8A6
 2. Kiểm tra bài cũ. 
- VB là gì?
Là chuỗi lời nói miệng hay bài viết, có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, thực hiện mục đích giao tiếp nhất định.
 3. Bài mới
Tính thống nhất về chủ đề của vb là một trong những đặc trưng quan trọng nhằm phân biệt vb với những câu hỗn độn, những chuỗi bất thường về nghĩa. Đặc trưng này quan hệ với tính mạch lạc, tính liên kết. Một vb không mạch lạc, không có tính liên kết là vb không đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Chủ đề của văn bản
- Tác giả nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình?
(mẹ dẫn đến trường, ông đốc gọi tên, xếp hàng vào lớp, bài học đầu tiên)
- Những kỷ niệm đó gợi lên cảm giác ntn trong lòng tác giả?
- ND trả lời trên chính là chủ đề của vb “Tôi đi học”. Em hãy phát biểu chủ đề của vb ấy trong một câu?
- HS thảo luận, trả lời.
- Vậy em hiểu chủ đề của vb là gì?
- Gọi HS đoc ghi nhớ 1.
Hoạt động 2: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản:
- Căn cứ vào đâu em biết vb “Tôi đi học” nói lên những kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?
- HS thảo luận, tìm các chi tiết cụ thể.
- Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ in sâu trong lòng nv “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên?
- Thế nào là tính thống nhất về CĐ của VB?
- Tính thống nhất về chủ đề của vb 
được thể hiện ở những phương diện nào của VB?
- Làm thế nào để có thể viết một VB bảo đảm tính thống nhất về CĐ? 
- GV: Việc đặt tên cho vb thể hiện ý đồ bộc lộ chủ đề. Đối với VBNT thì đa dạng hơn, có khi lấy tên nhân vật chính hoặc hình tượng trung tâm để đặt nhan đề.
I. Chủ đề của văn bản
1. Bài tập: 
 VB “Tôi đi học”
- Kỉ niệm sâu sắc mà t/g nhớ trong thời thơ ấu của mình là: Ngày đầu tiên đi học.
- Sự hồi tưởng ấy gợi lên cảm giác bâng khuâng, trong sang, thiết tha. 
-> Chủ đề của vb này là: Những kỉ niệm trong sang, cảm xúc bang khuâng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
2. Kết luận: 
* Chủ đề: Là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
 Ghi nhớ 1- SGK
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản:
1. Bài tập:
 Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản: “Tôi đi học”
* Nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên:
- Nhan đề văn bản.
- Đại từ “tôi”
- Các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi học được lặp đi lặp lại nhiều lần: Đi học, tựu trường, sách vở, bút thước, 
- Các câu đều nhắc đến kỷ niệm buổi tựu trường đầu tiên.
+ Hôm nay tôi đi học
+ Hằng năm Tựu trường
+ Tôi quên .ấy.
+ Hai quyển vở mới nặng
 .
* Vb hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nv “tôi”:
- Trên đường đi học: 
+ Cảm nhận về con đường quen thuộc-> thấy lạ, cảnh vật thay đổi. 
+ Thay đổi hành vi: không đi chơi-> đi học
- Trên sân trường;
+ Cảm nhận về ngôi trường; Nhà trường cao ráo, sạch sẽ -> oai nghiêm như đình làng
+ Cảm giác bỡ ngỡ khi xếp hàng vào lớp: đứng nép bên người thân, đi từng bước nhẹ, nức nở khóc, thấy xa mẹ..
- Trong lớp học: thấy gần gũi thân quen với lớp học, các bạn
=> Tất cả các chi tiết, các phương tiện, ngôn từ trong vb đều tập trung khắc hoạ, tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên.
2. Kết luận.
- Vb có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xđ (ko lạc sang chủ đề khác)
- Tính thống nhất về CĐ được thể hiện:
+ Hình thức: Biểu hiện ở nhan đề, đề mục.
+ Nội dung: Quan hệ giữa các phần của vb phải mạch lạc, liên kết chặt chẽ; các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại, tập trung làm rõ chủ đề.
 * Ghi nhớ 2, 3 - SGK
3. Hoạt động luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- PP: phân tích mẫu, gợi mở, vấn đáp, DH nhóm.
- KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm.
- H/s đọc văn bản “Rừng cọ quê tôi”.
? Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
* TL nhóm: 5 nhóm (4 phút).
? Ý nào làm cho bài viết lạc đề?
- Đ D HS TB – HS khác NX, b/s.
- GV NX, chốt KT, cho điểm.
- Gọi HS đọc bài 3.
? Hãy bổ sung, lựa chọn, điều chỉnh lại các từ thật sát với yêu cầu?
G/v lưu ý: c;g -lạc đề.
Sửa lại: b; e; h
3. Luyện tập .
Bài tập 1.
a) Viết về : Rừng cọ quê tôi (Nhan đề)
 Vấn đề: Tình cảm của người sông Thao với rừng cọ.
- Phần thứ nhất của văn bản : Miêu tả rừng cọ quê tôi
- Phần thứ hai : Rừng cọ gắn bó với tuổi thơ của tôi
- Phần cuối : Rừng cọ gắn bó với người dân quê tôi
b) Các ý lớn :
- Miêu tả rừng cọ quê tôi
- Rừng cọ gắn bó với tuổi thơ của tôi
- Rừng cọ gắn bó với người dân quê tôi
Các ý này rất rành mạch, theo một trình tự hợp lý : Từ giới thiệu hình ảnh rừng cọ đến sự gắn bó của con người đối với rừng cọ, từ bản thân nhà văn đến những người dân quê hương. Chính vì vậy mà việc thay đổi trật tự nào khác sẽ làm cho bài văn không còn mạch lạc 
c) Hai câu trong bài trực tiếp núi tới tình cảm đó
Dù ai đi ngược về xuôi
Cơm nắm lỏ cọ là ngưởi sô ng Thao. 
Chứng minh : sự gắn bó giữa rừng cọ với người dân sông Thao được thể hiện trong toàn bài : từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân
- Rừng cọ đẹp nhất ( chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi)
- Cuộc sống người dân gắn bó với rừng cọ từ đời sống tinh thần đến vật chất .
d) Chủ đề: Tình cảm, sự gắn bó của người dân Phú Thọ với rừng cọ quê mình.
Bài tập 2.
- ý (b); (d).
Bài tập 3.
- Có thể điều chỉnh, bổ sung vào dàn ý của bạn.
a- Cứ vào mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ...xang.
b- Cảm thấy con đường thường đi lại lắm lần tự nhiên thấy lạ.
c-lạc đề.
d- Một ý thụ.
e- Đến sân trường.
g- Rời bàn tay... sợ hãi , chơ vơ.
h- Cảm thấy gần gũi, thân yêu đối với lớp học, thầy và những người bạn mới.
4. Củng cố
 Viết đoạn văn về người thân của em và nêu chủ đề của đoạn văn đó?
5. Hướng dẫn về nhà
* Tìm 3 văn bản và nêu chủ đề của văn bản đó.
* Xem lại bài học. Làm lại cho hoàn chỉnh các bài tập SGK.
* Soạn văn bản : “ Trong lòng mẹ”
+ Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk
+ Soạn bài ( Tìm hiểu chung - Phân tích nhân vật bà cô) 
______________________________________________
Ngày soạn:3/9/2019
Ngày dạy: 10/9/2019
Tiết 5
TRONG LÒNG MẸ
 (Trích “Những ngày thơ ấu”) - Nguyên Hồng
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp hs:
- Khái niệm thể loại hồi kí.
- Cốt truyên, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích trong lòng mẹ.
- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
2. Kĩ năng: 
a. Kĩ năng bài học
- Bước đầu biết đọc - hiểu một văn bản hồi kí.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn abnr tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
b. Những kĩ năng sống được giáo dục trong bài.
- Suy nghĩ sáng tạo
- Xác định giá trị bản thân
- Giao tiếp.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS : những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
4. Định hướng năng lực :
- Viết văn biểu cảm 
II. Chuẩn bị: 
1.Giáo viên: 
-Tài liệu, giáo án, chân dung tác giả...
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học.
2. Học sinh: 
- Sách vở và đồ dùng học tập, bài soạn.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
8A4
8A6
* Kiểm tra bài cũ. 
- Tìm câu văn có sử sụng nghệ thuật so sánh trong văn bản tôi đi học - Nêu tác dụng của nghệ thuật ấy?
* Vào bài mới
 - Giới thiệu bài: Cho học sinh quan sát chân dung Nguyên Hồng và cuốn ''Những ngày thơ ấu''
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
HĐ 1: đọc, tìm hiểu chú thích
- Hướng dẫn h/s Đọc- Tìm hiểu chung.
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc, gọi học sinh đọc văn bản.
- GV nhận xét cách đọc của học sinh
? Hãy nêu khái quát những hiểu biết của em về nhà văn Nguyên Hồng?
? Đặc điểm phong cách sáng tác của ông?
*Văn xuôi Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, dạt dào cảm xúc thiết tha, rất mực chân thành.
Ông là tác giả của những tiểu thuyết hay: Bỉ vỏ, Cửa biển, các tập thơ: Trời xanh, Sông núi quê hương.
Tuổi thỏ của Nguyên Hồng rất hiếm những kỷ niệm êm đềm, ngọt ngào và chính thời thơ ấu trải nhiều cay đắng đã trở thành nguồn cảm hứng cho tác phẩm, hồi kí - tự truyện cảm động. 
? Em hiểu gì về tác phẩm ''Những ngày thơ ấu''?
(Đoạn trích là chương IV của tác phẩm.
- Vị trí của đoạn trích?
- GV: “Những ngày thơ ấu là tập văn xuôi giàu chất trữ tình với cảm xúc dào dạt, thiết tha và rất chân thành.
- Các chú thích 5, 8, 12, 13, 14, 17.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
-Văn bản được viết theo thể loại nào? Phương thức biểu đạt? 
- Nhân vật chính là ai? 
? Đoạn trích chia mấy phần? ND từng phần?
 + Cuộc đối thoại giữa bà cô cay độc với bé Hồng; Ý nghĩ, cảm xúc của chú về người mẹ bất hạnh.
 + Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với mẹ.
- HS tóm tắt vb.
- HS đọc đoạn văn kể về cuộc đối thoại giữa bé Hồng với bà cô
? Nhân vật bà cô xuất hiện trong hoàn cảnh nào?
- Nhân vật bà cô hiện lên qua những chỉ tiết nào? ( cử chỉ, lời nói, ánh mắt, thái độ)
- Em có nhận xét gì về cử chỉ cười hỏi của bà cô ?
- Cười rất kịch nghĩa là gì? 
- Sau lời từ chối của bé Hồng, bà cô lại hỏi lại với giọng điệu như thế nào? Sự thay đổi đó thể hiện điều gì?
- Sau đó cuộc đối thoại diễn ra ntn? 
- Việc bà cô vẫn cứ tươi cười kể các chuyện, rồi lại đổi giọng, vỗ vai nghiêm nghị.. càng làm lộ bản chất gì của bà ta?
- Qua cuộc đối thoại, em thấy bà cô bé Hồng là người ntn?
GV: Bà cô của Hồng là h/ả mang ý nghĩa tố cáo hạng người tàn nhẫn đến khô héo cả tình ruột thịt trong XH thực dân nửa phong kiến xưa.
H/ả bà cô cũng chính là h/ả tương phản giúp t/g thể hiện h/ả người mẹ và t/c của bé Hồng với mẹ mạnh mẽ , mãnh liệt hơn.
- Khi kể về cuộc đối thoại của người cô với bé Hồng, tác giả đã sử dụng NT gì?
(tương phản, đặt hai tính cách trái ngược: hẹp hòi, tàn nhẫn của người cô >< tâm hồn trong sáng, giàu tình thương của bé Hồng)
Đọc, tìm hiểu chú thích:
Đọc:
2. Chú thích
a. Tác giả: 
- Nguyên Hồng:(1918 - 1982),
- Quê quán: Nam Định. Trước cách mạng, ông sống ở Hải Phòng.
- Là nhà văn của những người cùng khổ, có nhiều sáng tác ở các thể loại tiểu thuyết, kí, thơ.
- Tác phẩm chính: SGK
b. Tác phẩm: 
- “Những ngày thơ ấu” (Hồi kí – 1938) gồm 9 chương, viết về tuổi thơ cay đắng của t/g.
- “Trong lòng mẹ” là chương IV.
c. Từ khó:
5,8,12,13,14,17.
Tìm hiểu văn bản
1. Thể loại, PTBĐ
a. Thể loại: Hồi kí tự truyện ( thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham gia hoặc chứng kiến)
b. Phương thức biểu đạt: 
 Tự sự + miêu tả + biểu cảm.
2. Bố cục: 2 phần:
- Phần 1: (Từ đầu ... “người ta hỏi đến chứ”): Cuộc đối thoại giữa bà cô cay độc với bé Hồng; Ý nghĩ, cảm xúc của chú về người mẹ bất hạnh.
- Phần 2: (Còn lại): Cuộc gặp lạii mẹ bất ngờ và tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với mẹ.
* Tóm tắt.
3. Phân tích: 
a. Nhân vật bà cô. ( Qua cái nhìn và tâm trạng của bé Hồng)
* Hoàn cảnh xuất hiện: 
- Sắp đến ngày giỗ đầu bố bé Hồng.
- Mẹ bé chưa về
- Nghe tin đồn không hay về mẹ.
- Bà cô chủ động trò chuyện.
*. Tâm địa của bà cô.
- Cử chỉ: Cười hỏi -> Biểu thị sự quan tâm nhưng đằng sau là ý nghĩ khác.
- Nét mặt khi cười “rất kịch”
-> bộc lộ sự giả dối, ẩn chứa ý nghĩ không tốt đẹp ( gieo rắc sự hoài nghi, ruồng rẫy mẹ, khoét sâu vào nỗi đau của cháu )
- Giọng nói: “ngọt”, mỉa mai
- Ánh mắt: long lanh chằm chặp nhìn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_i_le_thi_thu_h.doc