Xây dựng bài học theo chủ đề môn học - Chủ đề Hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945

Xây dựng bài học theo chủ đề môn học - Chủ đề Hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945

Mức độ vận dụng thấp

Câu 1: Trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” chị Dậu đã nhiều lần thay đổi cách xưng hô, tác dụng thể hiện tâm lí nhân vật chị Dậu qua những lần thay đổi đó

*Mức tối đa:

- Cách xưng hô: nhà cháu- tôi- bà

- Tác dụng:

_ Ban đầu, chị Dậu cố gắng van xin bọn chúng thư thư cho mấy ngày để chị xoay xở tiền bạc nhưng lại bị bọn cai lệ ngang ngược coi thường, từ chối và có những hành động vô nhân tính khi bắt anh Dậu đang ốm đau trói ra đình làng.

_ Trước sự ngang ngược, quá đáng của bọn cai lệ, chị Dậu đã không chịu nhẫn nhục nữa mà đã vùng lên. Mức độ của những phản ứng cũng được thể hiện qua những lời nói, hành động khác nhau:

+ Chị không còn khép nép van xin mà đã nói lên những đạo lí tự nhiên, cái tình người tối thiểu ở con người: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”

+ Khi tên cai lệ tát vào mặt chị Dậu và nhảy vào bên cạnh anh dậu thì sự phản ứng của chị Dậu bùng nổ dữ dội nhất, chị nghiến hai hàm răng và đưa ra lời thách thức đối với bọn cai lệ: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem”

+ Chị Dậu đã có những hành động đầy dữ dội, túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa làm cho hắn ngã chỏng queo

=> hành động của chị Dậu là một hành động tất yếu của một con người khi bị dồn ép đến con đường cùng.

* Mức chưa tối đa:

- HS chỉ trả lời được một trong các nội dung trên.

* Không đạt:

- HS trả lời không đúng hoặc không trả lời.

 

doc 11 trang thucuc 4770
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng bài học theo chủ đề môn học - Chủ đề Hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN HỌC
 LIÊN MÔN
BƯỚC I: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG BÀI HỌC:
CHỦ ĐỀ: HÌNH ẢNH NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM
TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
(Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (trích “Tắt đèn”) của Ngô Tất Tố 
và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao)
BƯỚC II: XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
Thời gian dạy học:3 tiết (Tiết 10,11,12)
BƯỚC III: XÂY DỰNG MỤC TIÊU BÀI HỌC:
I. MỤC TIÊU: Qua 3 tiết học theo chủ đề HS nắm được:
1. Kiến thức, kĩ năng.
1.1. Kiến thức:
 Hs nhận biết:
- Kiến thức về tác giả, tảc phẩm hiện thực phê phán Việt Nam, giai đoạn 1930-1945. 
Hs hiểu:
- Hiểu được đặc trưng thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn hiện thực phê phán Việt Nam, giai đoạn 1930-1945.
- Nắm vững được nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các tác phẩm văn học hiện thực phê phán.
Hs vận dụng:
- Vận dụng tinh thần nhân đạo, tình yêu thương con người trong cuộc sống.
1.2. Kỹ năng:
- Biết cách đọc hiểu các tác phẩm văn học HTPP
- Vận dụng kiến thức tổng hợp để tạo lập đoạn văn, bài văn tự sự
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
2.1. Các phẩm chất 
- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
2.2. Các năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sáng tạo
2.2. Các năng lực riêng
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, đọc hiểu văn bản truyện hiện thực phê phán theo đặc trưng thể loại. 
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. 
- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
KIẾN THỨC LIÊN MÔN 
Lịch sử: Hoàn cảnh xã hội nước ta trước cách mạng tháng Tám năm 1945; Cuộc sống của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
GDCD: Tình yêu thương con người, cảm thông chia sẻ với những con người bất hạnh.
BƯỚC IV: XÂY DỰNG VÀ MÔ TẢ MỨC ĐỘ YÊU CẦU CỦA MỖI LOẠI CÂU HỎI/ BÀI TẬP CÓ THỂ SỬ DỤNG ĐỂ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC:
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tác giả, hoàn cảnh sáng tác
Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Lão Hạc
Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” có ý nghĩa như thế nào?
Kể tên một số tác giả, tác phẩm cùng đề tài và giai đoạn sáng tác với truyện ngắn Lão Hạc?
Nếu chị Dậu không phản kháng lại hành động của cai lệ thì theo dự đoán của em, câu chuyện sẽ diễn biến như thế nào?
Thể loại, đề tài 
Tác phẩm lão Hạc thuộc đề tài gì?
Nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến cái chết của lão Hạc?
Phương thức nghị luận trong truyện ngắn Lão Hạc có tác dụng như thế nào?
Từ hình ảnh người nông dân trước cách mạng, nêu suy nghĩ của em về cuộc đời người nông dân hiện nay.
Ý nghĩa nội dung
Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
Qua văn bản “Tức nước vỡ bờ”, em hiểu gì về số phận người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ?
Cái chết của lão Hạc có ý nghĩa như thế nào?
Cảm hứng nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Lão Hạc được thể hiện ở những khía cạnh nào?
Giá trị nghệ thuật
Truyện ngắn Lão Hạc được kể ở ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể này?
Hình dung của em về con người chị Dậu qua cách chị chăm sóc chồng?
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?
Bài học sâu sắc nhất em rút ra được từ đoạn trích Tức nước vỡ bờ là gì?
BƯỚC V: BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI/ BÀI TẬP CỤ THỂ THEO CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU ĐÃ MÔ TẢ:
I. Mức độ nhận biết
Câu 1: Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" kể theo ngôi thứ mấy?
Gợi ý trả lời: 
*Mức tối đa:
Ngôi 3
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng hoặc không trả lời. 
Câu 2: Người kể chuyện trong truyện ngắn Lão Hạc là ai?
Gợi ý trả lời: 
*Mức tối đa:
Người kể chuyện là ông giáo
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng hoặc không trả lời. 
II. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Em hiểu như thế nào về nhan đề "Tức nước vỡ bờ" đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao? 
Gợi ý trả lời: 
*Mức tối đa:
Người biên soạn SGK đã mượn câu tục ngữ “Tức nước vỡ bờ” - một chân lí đời sống theo quan niệm dân gian để đặt nhan đề cho đoạn trích. Đây là một nhan đề thỏa đáng, phù hợp với nội dung văn bản. Đoạn trích đã làm toát lên lô-gíc hiện thực : có áp bức, có đấu tranh; làm toát lên chân lí : con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng mình.
Câu 2: : C¸ch kÕt thóc truyÖn ng¾n “T«i ®i häc” - Thanh TÞnh có ý nghĩa gì?
 Gợi ý trả lời: 
*Mức tối đa:
 - C¸ch kÕt thóc: ''Bµi viÕt tËp : t«i ®i häc''
 - C¸ch kÕt thóc rÊt tù nhiªn vµ bÊt ngê. Dßng ch÷ t«i ®i häc võa khÐp l¹i bµi v¨n, võa më ra mét bÇu trêi míi, mét thÕ giíi míi; mét kh«ng gian, mét t©m tr¹ng, t×nh c¶m míi trong cuéc ®êi cña ®øa bÐ t«i. §ã lµ thÕ giíi cña m¸i tr­êng, thÇy c«, bÌ b¹n, cña tri thøc,...
 - Dßng ch÷ nµy cßn thÓ hiÖn chñ ®Ò truyÖn ng¾n.
* Mức chưa tối đa: 
- HS chỉ trả lời được một trong các ý trên.
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng hoặc không trả lời. 
Câu 3: Em hiểu thế nào về ý nghĩ của nhân vật “tôi” (có thể coi là tác giả) qua đoạn văn sau : "Chao ôi! Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ dể cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không hao giờ ta thương [...]. Cái bản tính tốt cùa người ta bị những nổi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”.
 Gợi ý trả lời: 
*Mức tối đa:
 Suy nghĩ của ông giáo thế hiện cách nhìn nhận người nông dân của nhà văn Nam Cao. Theo nhà văn, chúng ta phải nhìn nhận và đánh giá bằng đôi mắt của tình thương và lòng tin mới thấy hết được bản chất tôt đẹp cùa họ. Đây là một quan điểm tiến bộ, đúng đắn và sâu sắc, đầy tính nhân văn của nhà văn Nam Cao.
* Mức chưa tối đa: 
- HS chỉ trả lời được một trong các ý trên.
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng hoặc không trả lời. 
III. Mức độ vận dụng thấp
Câu 1: Trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” chị Dậu đã nhiều lần thay đổi cách xưng hô, tác dụng thể hiện tâm lí nhân vật chị Dậu qua những lần thay đổi đó
*Mức tối đa:
- Cách xưng hô: nhà cháu- tôi- bà
- Tác dụng:
_ Ban đầu, chị Dậu cố gắng van xin bọn chúng thư thư cho mấy ngày để chị xoay xở tiền bạc nhưng lại bị bọn cai lệ ngang ngược coi thường, từ chối và có những hành động vô nhân tính khi bắt anh Dậu đang ốm đau trói ra đình làng.
_ Trước sự ngang ngược, quá đáng của bọn cai lệ, chị Dậu đã không chịu nhẫn nhục nữa mà đã vùng lên. Mức độ của những phản ứng cũng được thể hiện qua những lời nói, hành động khác nhau:
+ Chị không còn khép nép van xin mà đã nói lên những đạo lí tự nhiên, cái tình người tối thiểu ở con người: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”
+ Khi tên cai lệ tát vào mặt chị Dậu và nhảy vào bên cạnh anh dậu thì sự phản ứng của chị Dậu bùng nổ dữ dội nhất, chị nghiến hai hàm răng và đưa ra lời thách thức đối với bọn cai lệ: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem”
+ Chị Dậu đã có những hành động đầy dữ dội, túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa làm cho hắn ngã chỏng queo
=> hành động của chị Dậu là một hành động tất yếu của một con người khi bị dồn ép đến con đường cùng.
* Mức chưa tối đa: 
- HS chỉ trả lời được một trong các nội dung trên.
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng hoặc không trả lời. 
 IV. Mức độ vận dụng cao.
Câu 1: Từ tình cảnh của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao, hãy viết đoạn văn ( khoảng 10 câu) bày tỏ suy nghĩ của về cuộc sống của người dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
Gợi ý trả lời:
 * Mức tối đa :
 - Hình thức
+ Viết đúng hình thức đoạn văn, khoảng 10 câu. 
+ Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, câu. 
- Nội dung
 + Tình cảnh tội nghiệp túng quẫn, không lối thoát: Nhà nghèo, vợ chết, con trai vì không có tiền cưới vợ. Lão sống cô độc, làm bạn với con chó Vàng, nhưng rồi lão ốm, không tìm được việc làm, lão đành bán chó. Lão gửi lại mảnh vườn và tiền dành dụm cho con. Cuối cùng lão ăn bả chó tự vẫn. -> Lão nông nghèo khổ, giàu yêu thương con, giàu lòng tự trọng.
- Suy nghĩ của bản thân về tình cảnh của lão Hạc cũng chính là cuộc sống của người dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. 
* Mức chưa tối đa : 
Học sinh viết đoạn chưa đủ các ý trên.
* Không đạt : 
HS viết đoạn không đúng các yêu cầu trên hoặc không viết. 
 Câu 2 : Có ý kiến cho rằng : ‘Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám’’
Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ”- Ngô Tất Tố, “Lão Hạc” - Nam Cao, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Gợi ý trả lời:
* Mức tối đa:
- Yêu cầu về hình thức : Bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp, diễn đạt mạch lạc, không sai chính tả. Bài làm đúng thể loại nghị luận chứng minh kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. 
- Yêu cầu về nội dung : 
1. Mở bài : 
	Học sinh dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. 
2. Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng .
* Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng: có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại :
- Là một người vợ giàu tình thươn : ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế. 
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng.
* Lão Hạc: Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện:
- Là một lão nông chất phác, hiền lành, nhân hậu ( dẫn chứng). 
- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng) 
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng :
* Chị Dậu có số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại. 
* Lão Hạc có số phận đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo đợc món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử. 
=>Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm. Hai tác phẩm bộc lộ cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người. 
 3. Kết bài : Khẳng định lại vấn đề. 
* Mức chưa tối đa: 
- HS làm bài chưa đầy đủ các nội dung trên.
* Không đạt:
- HS làm không đúng nội dung trên hoặc không làm bài. 
XÂY DỰNG BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN HỌC
 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
BƯỚC I: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG BÀI HỌC:
CHỦ ĐỀ TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
BƯỚC II: XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
Thời gian dạy học:2 tiết (Tiết 18,19)
BƯỚC III: XÂY DỰNG MỤC TIÊU BÀI HỌC:
I. MỤC TIÊU: Qua 3 tiết học theo chủ đề HS nắm được:
1. Kiến thức, kĩ năng.
1.1. Kiến thức:
 Hs nhận biết:
- Cốt truyện của một văn bản tự sự thông thường 
Hs hiểu:
- Hiểu được tầm quan trọng của việc tóm tắt văn bản tự sự
- Nắm vững được cách tóm tắt một văn bản tự sự.
Hs vận dụng:
- Vận dụng các kĩ năng để tóm tắt được một văn bản tự sự.
1.2. Kỹ năng:
- Biết cách đọc và tóm tắt các tác phẩm văn học.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
2.1. Các phẩm chất 
- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
2.2. Các năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sáng tạo
2.2. Các năng lực riêng
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về cốt truyện.
BƯỚC IV: XÂY DỰNG VÀ MÔ TẢ MỨC ĐỘ YÊU CẦU CỦA MỖI LOẠI CÂU HỎI/ BÀI TẬP CÓ THỂ SỬ DỤNG ĐỂ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC:
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tóm tắt văn bản tự sự
Khái niệm tóm tắt văn bản tự sự.
Các bước tóm tắt văn bản tự sự
Sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lí
Tóm tắt được một số văn bản truyện kí lớp 8
Luyện tập 
Tóm tắt đơn giản theo các sự việc
Chọn lọc các sự việc chính
Tóm tắt các văn bản đã học
Tóm tắt các văn bản ngoài chương trình.
BƯỚC V: BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI/ BÀI TẬP CỤ THỂ THEO CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU ĐÃ MÔ TẢ:
I. Mức độ nhận biết
Câu 1: Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" kể theo ngôi thứ mấy?
Gợi ý trả lời: 
*Mức tối đa:
Ngôi 3
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng hoặc không trả lời. 
Câu 2: Người kể chuyện trong truyện ngắn Lão Hạc là ai?
Gợi ý trả lời: 
*Mức tối đa:
Người kể chuyện là ông giáo
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng hoặc không trả lời. 
II. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Em hiểu như thế nào về nhan đề "Tức nước vỡ bờ" đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao? 
Gợi ý trả lời: 
*Mức tối đa:
Người biên soạn SGK đã mượn câu tục ngữ “Tức nước vỡ bờ” - một chân lí đời sống theo quan niệm dân gian để đặt nhan đề cho đoạn trích. Đây là một nhan đề thỏa đáng, phù hợp với nội dung văn bản. Đoạn trích đã làm toát lên lô-gíc hiện thực : có áp bức, có đấu tranh; làm toát lên chân lí : con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng mình.
Câu 2: : C¸ch kÕt thóc truyÖn ng¾n “T«i ®i häc” - Thanh TÞnh có ý nghĩa gì?
 Gợi ý trả lời: 
*Mức tối đa:
 - C¸ch kÕt thóc: ''Bµi viÕt tËp : t«i ®i häc''
 - C¸ch kÕt thóc rÊt tù nhiªn vµ bÊt ngê. Dßng ch÷ t«i ®i häc võa khÐp l¹i bµi v¨n, võa më ra mét bÇu trêi míi, mét thÕ giíi míi; mét kh«ng gian, mét t©m tr¹ng, t×nh c¶m míi trong cuéc ®êi cña ®øa bÐ t«i. §ã lµ thÕ giíi cña m¸i tr­êng, thÇy c«, bÌ b¹n, cña tri thøc,...
 - Dßng ch÷ nµy cßn thÓ hiÖn chñ ®Ò truyÖn ng¾n.
* Mức chưa tối đa: 
- HS chỉ trả lời được một trong các ý trên.
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng hoặc không trả lời. 
Câu 3: Em hiểu thế nào về ý nghĩ của nhân vật “tôi” (có thể coi là tác giả) qua đoạn văn sau : "Chao ôi! Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ dể cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không hao giờ ta thương [...]. Cái bản tính tốt cùa người ta bị những nổi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”.
 Gợi ý trả lời: 
*Mức tối đa:
 Suy nghĩ của ông giáo thế hiện cách nhìn nhận người nông dân của nhà văn Nam Cao. Theo nhà văn, chúng ta phải nhìn nhận và đánh giá bằng đôi mắt của tình thương và lòng tin mới thấy hết được bản chất tôt đẹp cùa họ. Đây là một quan điểm tiến bộ, đúng đắn và sâu sắc, đầy tính nhân văn của nhà văn Nam Cao.
* Mức chưa tối đa: 
- HS chỉ trả lời được một trong các ý trên.
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng hoặc không trả lời. 
III. Mức độ vận dụng thấp
Câu 1: Trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” chị Dậu đã nhiều lần thay đổi cách xưng hô, tác dụng thể hiện tâm lí nhân vật chị Dậu qua những lần thay đổi đó
*Mức tối đa:
- Cách xưng hô: nhà cháu- tôi- bà
- Tác dụng:
_ Ban đầu, chị Dậu cố gắng van xin bọn chúng thư thư cho mấy ngày để chị xoay xở tiền bạc nhưng lại bị bọn cai lệ ngang ngược coi thường, từ chối và có những hành động vô nhân tính khi bắt anh Dậu đang ốm đau trói ra đình làng.
_ Trước sự ngang ngược, quá đáng của bọn cai lệ, chị Dậu đã không chịu nhẫn nhục nữa mà đã vùng lên. Mức độ của những phản ứng cũng được thể hiện qua những lời nói, hành động khác nhau:
+ Chị không còn khép nép van xin mà đã nói lên những đạo lí tự nhiên, cái tình người tối thiểu ở con người: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”
+ Khi tên cai lệ tát vào mặt chị Dậu và nhảy vào bên cạnh anh dậu thì sự phản ứng của chị Dậu bùng nổ dữ dội nhất, chị nghiến hai hàm răng và đưa ra lời thách thức đối với bọn cai lệ: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem”
+ Chị Dậu đã có những hành động đầy dữ dội, túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa làm cho hắn ngã chỏng queo
=> hành động của chị Dậu là một hành động tất yếu của một con người khi bị dồn ép đến con đường cùng.
* Mức chưa tối đa: 
- HS chỉ trả lời được một trong các nội dung trên.
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng hoặc không trả lời. 
 IV. Mức độ vận dụng cao.
Câu 1: Từ tình cảnh của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao, hãy viết đoạn văn ( khoảng 10 câu) bày tỏ suy nghĩ của về cuộc sống của người dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
Gợi ý trả lời:
 * Mức tối đa :
 - Hình thức
+ Viết đúng hình thức đoạn văn, khoảng 10 câu. 
+ Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, câu. 
- Nội dung
 + Tình cảnh tội nghiệp túng quẫn, không lối thoát: Nhà nghèo, vợ chết, con trai vì không có tiền cưới vợ. Lão sống cô độc, làm bạn với con chó Vàng, nhưng rồi lão ốm, không tìm được việc làm, lão đành bán chó. Lão gửi lại mảnh vườn và tiền dành dụm cho con. Cuối cùng lão ăn bả chó tự vẫn. -> Lão nông nghèo khổ, giàu yêu thương con, giàu lòng tự trọng.
- Suy nghĩ của bản thân về tình cảnh của lão Hạc cũng chính là cuộc sống của người dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. 
* Mức chưa tối đa : 
Học sinh viết đoạn chưa đủ các ý trên.
* Không đạt : 
HS viết đoạn không đúng các yêu cầu trên hoặc không viết. 
 Câu 2 : Có ý kiến cho rằng : ‘Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám’’
Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ”- Ngô Tất Tố, “Lão Hạc” - Nam Cao, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Gợi ý trả lời:
* Mức tối đa:
- Yêu cầu về hình thức : Bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp, diễn đạt mạch lạc, không sai chính tả. Bài làm đúng thể loại nghị luận chứng minh kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. 
- Yêu cầu về nội dung : 
1. Mở bài : 
	Học sinh dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. 
2. Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng .
* Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng: có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại :
- Là một người vợ giàu tình thươn : ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế. 
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng.
* Lão Hạc: Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện:
- Là một lão nông chất phác, hiền lành, nhân hậu ( dẫn chứng). 
- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng) 
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng :
* Chị Dậu có số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại. 
* Lão Hạc có số phận đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo đợc món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử. 
=>Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm. Hai tác phẩm bộc lộ cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người. 
 3. Kết bài : Khẳng định lại vấn đề. 
* Mức chưa tối đa: 
- HS làm bài chưa đầy đủ các nội dung trên.
* Không đạt:
- HS làm không đúng nội dung trên hoặc không làm bài. 

Tài liệu đính kèm:

  • docchu_de_hinh_anh_nguoi_nong_dan_viet_nam_truoc_cach_mang_than.doc