Câu hỏi ôn tập học kì I Sinh học Lớp 8 - Năm học 2020-2021

Câu hỏi ôn tập học kì I Sinh học Lớp 8 - Năm học 2020-2021

Câu hỏi 1. Trình bày cấu tạo, tính chất của xương?

Câu hỏi 2. Trình bày những tác nhân gây hại cho hệ tim mạch. Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch? Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch?

Câu hỏi 3. Có mấy phương pháp hô hấp nhân tạo? Các bước tiến hành?

Câu hỏi 4. Cho biết những loại tác nhân nào gây tác hại tới hoạt động hô hấp? Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh khỏi các tác nhân gây hại? Phương pháp rèn luyện để có hệ hô hấp khỏe mạnh?

Câu hỏi 5. Trình bày hoạt động tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng, dạ dày. Kết quả tiêu hóa ở khoang miệng, dạ dày?

 

doc 4 trang thuongle 4150
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập học kì I Sinh học Lớp 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TP ..
TRƯỜNG THCS 
TRỌNG TÂM ÔN TẬP KIỂM TRA
1. Cấu tạo và tính chất của bộ xương (cấu tạo và thành phần hóa học của xương không hỏi chi tiết)
2.Vệ sinh hệ tuần hoàn.
3. Các phương pháp hô hấp nhân tạo- Vệ sinh hô hấp.
4. Tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng và ở dạ dày (không đặt câu hỏi có nội dung: dựa đặc điểm cấu tạo dự đoán xem ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa nào)
5. Vệ sinh tiêu hoá.
6.Trao đổi chất
CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KỲ I
MÔN: SINH HỌC – KHỐI 8
Năm học: 2020 – 2021
Câu hỏi 1. Trình bày cấu tạo, tính chất của xương? 
Câu hỏi 2. Trình bày những tác nhân gây hại cho hệ tim mạch. Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch? Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch?
Câu hỏi 3. Có mấy phương pháp hô hấp nhân tạo? Các bước tiến hành?
Câu hỏi 4. Cho biết những loại tác nhân nào gây tác hại tới hoạt động hô hấp? Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh khỏi các tác nhân gây hại? Phương pháp rèn luyện để có hệ hô hấp khỏe mạnh?
Câu hỏi 5. Trình bày hoạt động tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng, dạ dày. Kết quả tiêu hóa ở khoang miệng, dạ dày?
Câu hỏi 6. Nêu các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa? Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa tránh các tác nhân gây hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả?
Câu hỏi 7. Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này. 
Câu hỏi 8. Giải thích các hiện tượng thực tiễn (hoạt động của tim, hô hấp hoạt động tiêu hóa,..)
ĐÁP ÁN CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KỲ I
MÔN: SINH HỌC – KHỐI 8
Năm học 2020 – 2021
1. Trình bày cấu tạo, tính chất của xương??
*Cấu tạo xương: 
 Các phần của xương 
 Cấu tạo
Đầu xương 
- Sụn bọc đầu xương
- Mô xương xốp gồm các nan xương 
Thân xương
 -M àng xương 
 -Mô xương cứng 
 -Khoang xương 
*Tính chất của xương: mềm dẻo, đàn hồi, bền chắc
2. Trình bày những tác nhân gây hại cho hệ tim mạch. Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch? Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch?
* Những tác nhân gây hại cho hệ tim mạch:
- Tác nhân bên ngoài:
- Tác nhân bên trong:
* Các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch
- Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn
+ Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, heroin, rượu,...
+ Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm 
+ Khi bị sốc hoặc stress cần điều chỉnh cơ thể kịp thời theo lời khuyên của bác sĩ
- Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như thương hàn, bạch hầu,... và điều trị kịp thời các chứng bệnh như cúm, thấp khớp,...
- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch như: mỡ động vật,...
* Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch?
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn.
- Luyện tập vừa sức kết hợp với xoa bóp ngoài da.
3. Có mấy phương pháp hô hấp nhân tạo? Các bước tiến hành?
*Có 2 phương pháp hô hấp nhân tạo thường được áp dụng:
1. Phương pháp hà hơi thổi ngạt
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau.
- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
- Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng.
- Ngừng thổi để hít vào rồi thổi tiếp.
- Thổi liên tục 12 - 20 lần/phút tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường.
2. Phương pháp ấn lồng ngực
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng kê cao bằng một gối mềm để đầu hơi ngửa ra phía sau.
- Cầm 2 cẳng tay hay cổ tay nạn nhân và dùng sức nạn cơ thể ép vào ngực nạn nhân cho không khí trong phổi bị ép ra ngoài (khoảng 200ml), dang tay đưa về phía sau đầu nạn nhân.
- Thực hiện liên tục 12 - 20 lần/phút, cho tới khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định bình thường.
4. Cho biết những loại tác nhân nào gây tác hại tới hoạt động hô hấp? Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh khỏi các tác nhân gây hại? Phương pháp rèn luyện để có hệ hô hấp khỏe mạnh?
*Những loại tác nhân gây hại tới hoạt động hô hấp: 
-Bụi 
-Nitơ ôxit (NOx)
-Lưu huỳnh ôxit (SOx)
-Carbon ôxit (CO)
-Các chất độc hại (nicôtin , .)
-Các vi sinh vật gây bệnh
* Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh khỏi các tác nhân gây hại:
- Trồng và bảo vệ cây xanh 
- Đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và ở những nơi có nhiều bụi 
- Sống và làm việc ở những nơi có đủ nắng, gió tránh ẩm thấp. Thường xuyên dọn vệ sinh. Không khạc nhổ bừa bãi 
- Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra các khí độc hại.
- Không hút thuốc lá và và vận động mọi người không nên hút thuốc
* Phương pháp rèn luyện để có hệ hô hấp khỏe mạnh:Luyện tập TDTT đúng cách phối hợp với tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên, từ bé
5. Trình bày hoạt động tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng, dạ dày. Kết quả tiêu hóa ở khoang miệng và dạ dày?
 Biến đổi lí học
 Biến đổi hóa học
 Kết quả
Tiêu hóa ở khoang miệng
- Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.
 Tác dụng: Làm mềm nhuyễn thức ăn, giúp thức ăn thấm đẫm nước bọt, tạo viên vừa nuốt.
-Nhờ hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt.
Tác dụng: biến đổi một phần tinh bột (chín)trong thức ăn thành đường mantôzơ.
- Thức ăn Gluxit bị biến đổi 1 phần. Các loại thức ăn còn lại hầu hết chưa bị biến đổi gì về mặt hóa học.
- Thức ăn được tạo viên và được đẩy dần xuống thực quản nhờ hoạt động nuốt
Dạ dày
-Sự tiết dịch vị, sự co bóp của dạ dày
 Tác dụng : hoà loãng thức ăn, đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị
-Nhờ hoạt động của enzim pepsin 
 Tác dụng : phân cắt Protein chuỗi dài thành Protein chuỗi ngắn 
- Một phần thức ăn Protein và Gluxit bị biến đổi, các loại thức ăn còn lại không bị biến đổi gì về mặt hóa học.
- Thức ăn được đẩy dần từng đợt xuống ruột non nhờ sự phối hợp của các cơ dạ dày với cơ vòng môn vị
6. Nêu các các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa tránh các tác nhân gây hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả?
-Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng. 
-Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hoả. 
-Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hoá phải làm việc quá -sức. 
-Ăn chậm nhai kí; ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị ; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn ; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để sự tiêu hoá được hiệu quả.
7. Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này.
-Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài còn Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong cơ thể.
* Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài được biểu hiện:
- Cơ thể lấy từ môi trường : khí oxi, thức ăn, nước, muối khoáng
- Cơ thể thải ra môi trường : khí cacbonic, phân, nước tiểu, mồ hôi
 Trao đổi chất đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
 Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là đặc trưng cơ bản của sự sống
* Sự trao đổi chất giữaTB với môi trường trong được biểu hiện:
- Tế bào ấy: Chất dinh dưỡng, oxi từ môi trường trong cơ thể (máu, nước mô) 
- Tế bào ấy thải: khí cacbonic, sản phẩm tiết, chất thừa, chất thải, chất độc môi trường trong cơ thể (bạch huyết, máu)
=> Ý nghĩa: giúp Tế bào ấy tồn tại và phát triển
* Mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này
-Tế bào ấy ở cấp độ cơ thể cung cấp các chất dinh dưỡng và oxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra môi trường ngoài 
-Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất 
 Hoạt động trao đổi chất ở 2 cấp độ liên quan mật thiết với nhau không thể tách rời
8. Giải thích các hiện tượng thực tiễn (hoạt động của tim, hô hấp, hoạt động tiêu hóa,..)

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2020_2021.doc