Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tiết 31, Bài 28: Vẽ tranh "Minh họa truyện cổ tích"

Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tiết 31, Bài 28: Vẽ tranh "Minh họa truyện cổ tích"

I. Mục tiêu

 1. Về kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm và phương pháp vẽ tranh minh họa cho truyện cổ tích.

 2. Về năng lực: Năng lực tư duy sng tạo; năng lực quan st, thảo luận nhĩm, giải quyết vấn đề, thực hnh

 3. Về phẩm chất: HS yêu thích môn học định hướng được tương lai của bản thân mình. Phẩm chất yu nước, nhn i, trung thực, chăm chỉ.

II. Thiết bị dạy học v học liệu

1. Giáo viên: Một số tranh ảnh mẫu, bài vẽ của HS năm trước.

 2. Học sinh: Sưu tầm tranh, giấy A4, viết chì, gơm, màu

 

doc 3 trang thucuc 5321
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tiết 31, Bài 28: Vẽ tranh "Minh họa truyện cổ tích"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31 Ngày soạn: 
Tiết: 31 Ngày dạy: . 
Bài 28: Vẽ tranh
MINH HỌA TRUYỆN CỔ TÍCH
(Tiết 2)
Mơn học: Mỹ thuật; lớp: 8.
Thời gian thực hiện: 1 tiết.
I. Mục tiêu
	1. Về kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm và phương pháp vẽ tranh minh họa cho truyện cổ tích.
	2. Về năng lực: Năng lực tư duy sáng tạo; năng lực quan sát, thảo luận nhĩm, giải quyết vấn đề, thực hành 
	3. Về phẩm chất: HS yêu thích môn học định hướng được tương lai của bản thân mình. Phẩm chất yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Một số tranh ảnh mẫu, bài vẽ của HS năm trước.
 	 2. Học sinh: Sưu tầm tranh, giấy A4, viết chì, gơm, màu 
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (3 phút)
1. Mục tiêu: Huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs, kích thích học sinh tìm hiểu bài.
2. Nội dung: HS hoạt động cá nhân.
3. Sản phẩm: Câu trả lời của hs.
4. Tổ chức thực hiện:
GV nêu câu hỏi:
Liệt kê tên các câu chuyện cổ tích?
HS trả lời.
GV kết luân, dẫn dắt vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. (10 phút).
Hướng dẫn HS cách vẽ tranh minh họa.
1. Mục tiêu: Biết được cách vẽ tranh minh họa truyện cổ tích.
2. Nội dung: HS hoạt động cá nhân.
3. Sản phẩm: Câu trả lời của hs, phiếu học tập.
4. Tổ chức thực hiện:
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu kỹ nội dung.
- GV cho HS xem tranh và phân tích để HS thấy được muốn hấp dẫn người xem cần phải chú ý đến nét đặc trưng và những sự kiện nổi bật của câu truyện để chọn lựa hình ảnh minh họa có lôgích, liên tục tiếp diễn, phù hợp nội dung khiến người xem hiểu rõ hơn về nội dung của truyện. 
+ Hướng dẫn HS sắp xếp hình mảng chính phụ.
- GV cho HS nhắc lại kiến thức vẽ tranh đề tài. Qua đó gợi mở cho HS thấy được cách vẽ tranh minh họa cũng cần thực hiện phân mảng chính, phụ để điều chỉnh độ to nhỏ của hình tượng làm cho bố cục thêm chặt chẽ và sinh động.
- GV cho HS quan sát tranh và nêu nhận xét về cách xếp mảng ở tranh minh họa.
- GV tóm tắt lại đặc điểm về hình mảng ở tranh minh họa, nhắc lại một số quy tắc bố cục cơ bản và những điều cần tránh khi bố cục tranh.
+ Hướng dẫn HS vẽ hình tượng.
- GV yêu cầu HS xem tranh và nêu nhận xét hình tượng trên tranh ảnh mẫu về: Đặc trưng hình ảnh của tranh minh họa, sự phù hợp giữa hình ảnh và nội dung.
- GV góp ý cho nhận xét của HS và nhắc nhở khi vẽ hình tượng cần theo sát nội dung, thể hiện được tính trang trí và cách điệu của hình ảnh. Chú ý đến tình cảm của mình đối với các hình ảnh trong tranh, tránh vẽ theo tranh mẫu.
+ Hướng dẫn HS vẽ màu.
- GV cho HS nêu nhận xét của mình về màu sắc trong tranh mẫu.
- GV góp ý và nhấn mạnh đến việc dùng màu theo cảm tính của người vẽ, tránh lệ thuộc vào màu sắc của tự nhiên, tuân thủ nguyên tắc trang trí về màu sắc trong tranh minh họa.
- GV phân tích.
- HS thực hiện theo yêu cầu của Gv.
- HS trình bày kết quả, hs khác nhận xét.
- GV nhận xét và kết luận.
II. Cách vẽ:
- Bước 1: Tìm và chọn nội dung.
- Bước 2: Vẽ phác các mảng hình chính, phụ.
- Bước 3: Vẽ chi tiết.
- Bước 4: Vẽ màu. 
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (20 phút)
Hướng dẫn HS làm bài.
1. Mục tiêu: Hs vẽ được bài.
2. Nội dung: HS hoạt động cá nhân.
3. Sản phẩm: Bài vẽ của hs.
4. Tổ chức thực hiện:
- Làm bài.
-Quan sát, chỉnh sửa trong lúc học sinh làm bài.
III. Bài tập:
 Vẽ một bức tranh minh họa truyện cổ tích.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5 phút)
1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
2. Nội dung: Hđ cá nhân.
3. Sản phẩm: Trả lời của hs.
4. Tổ chức thực hiện:
- Chọn một vài đạt và chưa đạt cho HS nhận xét về: hình ảnh, màu sắc, bố cục.
* Bố cục bài vẽ đẹp.
* Tranh có bố cục hợp lí, hình vẽ màu sắc hài hoà.
- HS nhận xét.
- GV kết luận và gợi mở thêm cho học sinh về nhà làm tốt hơn.
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tịi mở rộng, sáng tạo (nếu cĩ) (5 phút)
* Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức.
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu.
* Phương thức hoạt động: Hđ cá nhân, trao đổi với người thân.
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
Sưu tầm những bức tranh minh họa truyện cổ tích mà em thích?
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Về nhà suy nghĩ trả lời.
IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học (2 phút)
1. Tổng kết.
2. Hướng dẫn tự học ở nhà.
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài 31 xé dán giấy lọ hoa và quả (tiết 1). Chuẩn bị giấy màu, giấy A4, hồ dán, mẫu vẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_8_tiet_31_bai_28_ve_tranh_minh_hoa_truy.doc