Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 23, Bài 10: Nói giảm nói tránh - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 23, Bài 10: Nói giảm nói tránh - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Hs nhận biết được biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. Hiểu được khái niệm, tác dụng của biện pháp này. Biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.

2. Năng lực: vận dụng vào đời sống, bài viết.

- Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật.

3. Phẩm chất:

- Có ý thức sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự.

 * Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi: tạo lập văn bản có sử dụng nói giảm nói tránh.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, máy chiếu

- Tư liệu về nói giả nói tránh

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra đầu giờ 3’

Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá?

Tìm 3 thành ngữ có sử dụng biện pháp tu từ nói quá.

Hs chia sẻ, nhận xét, đánh giá. Gv nhận xét, đánh giá.

 

docx 4 trang Phương Dung 01/06/2022 6630
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 23, Bài 10: Nói giảm nói tránh - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/10/2021
Ngày giảng: 7/10/2021
Bài 10 – Tiết 23
NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hs nhận biết được biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. Hiểu được khái niệm, tác dụng của biện pháp này. Biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
2. Năng lực: vận dụng vào đời sống, bài viết.
- Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật. 
3. Phẩm chất: 
- Có ý thức sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự.
 * Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi: tạo lập văn bản có sử dụng nói giảm nói tránh.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Máy tính, máy chiếu
- Tư liệu về nói giả nói tránh
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ 3’
Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá? 
Tìm 3 thành ngữ có sử dụng biện pháp tu từ nói quá.
Hs chia sẻ, nhận xét, đánh giá. Gv nhận xét, đánh giá.
3. Tổ chức các hoạt động học tập
*Hoạt động 1 (2’): Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập 
- Mục tiêu: Nêu vấn đề bài học, tạo tâm thế học tập cho HS. 
 Slide 1 - HĐCCL: Đọc hai ví dụ sau và trả lời câu hỏi:
Ví dụ 1: - Bạn mặc chiếc áo này xấu thế!
Ví dụ 2: - Bạn mặc chiếc áo này không đẹp lắm! 
Em thích cách nói nào hơn? Vì sao?
Hs chia sẻ: Cách ở ví dụ 2 nhẹ nhàng hơn, tế nhị hơn.
- GV: Tại sao lại như vậy? Cách nói đó gọi là gì? Tác dụng của nó ra sao? 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
*HĐ2: Hình thành kiến thức (15’)
- Mục tiêu: Nhận biết được biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. Hình thành khái niệm và rút ra tác dụng của nói giảm nói tránh.
HĐCN 1’: bài tập a (tr 74,75).
Hs chia sẻ, nhận xét. Gv nhận xét, chữa:
HĐCCL: Tìm một vài cách nói giảm nhẹ khác về cái chết?
- Khuất núi, quy tiên, từ trần, qua đời, mất, không còn nữa, yên nghỉ, hy sinh, 
- HS: HĐCĐ 3’: Bài tập b, c -> báo cáo, chia sẻ -> Gv nhận xét, khái quát:
Gv kết luận: Cách sử dụng từ ngữ trong các bài tập a, b, c trên được gọi là nói giảm nói tránh.
HĐCCL: Từ việc phân tích các bài tập, em hiểu thế nào là nói giảm nói tránh? Tác dụng của nói giảm nói tránh?
Hs chia sẻ, nhận xét. Gv chốt:
- Y/cầu HS lấy VD về nói giảm nói tránh: trong thơ văn, trong cuộc sống. 
Hs chia sẻ. Gv yêu cầu chỉ rõ từ ngữ nào là nói giảm nói tránh.
Gv đưa ra Slide 2
+ Áo bào thay chiếu anh về đất 
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành 
 (Tây Tiến, Quang Dũng)
+ Bác Dương thôi đã thôi rồi 
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta 
 (Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến)
- GV lưu ý HS: Cần phân biệt giữa nói giảm nói tránh và nói không đúng sự thật. 
Slide 3
* Lưu ý: Một số cách nói giảm nói tránh:
Ví dụ 1: + Ông cụ chết rồi 
 + Ông cụ đã quy tiên rồi 
 (chôn: mai táng, an táng,.
 chết: đi, từ trần, quy tiên, )
- Dùng từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt
Ví dụ 2: + Bài thơ của anh dở lắm.
 + Bài thơ của anh chưa được hay lắm.
- Dùng cách nói phủ định từ ngữ trái nghĩa.
Slide 4: Ví dụ 3: + Anh còn kém lắm.
 + Anh cần phải cố gắng hơn nữa.
- Nói vòng.
Ví dụ 4: + Anh ấy bị thương nặng thế thì không sống được bao lâu nữa đâu chị ạ.
 + Anh ấy như thế thì không được lâu nữa đâu chị ạ.
- Nói trống (tỉnh lược).
- GV yêu cầu hs: Tìm và phân tích, cảm thụ cái hay, giá trị nghệ thuật của cách nói giảm nói tránh trong tác phẩm văn học. (Ví dụ tìm sự nói giảm, nói tránh trong văn bản "Lão Hạc").
+ Cậu vàng đi đời rồi. (Đồng nghĩa.)
(Đi đời ở đây có nghĩa là bị giết nhưng nếu nói bị giết thì gây cảm giác ghê sợ. Nói đi đời vừa tránh gây cảm giác không hay đó đối với người nghe vừa hàm ý xót xa, luyến tiếc, vừa đượm chút mỉa mai.. )
+ Lão làm bộ đấy ! thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu.( Đây là lối nói giảm nói tránh theo cách nói trống, nói tỉnh lược – Vì sao Binh Tư lại nói giảm nói tránh như vậy? Vì người đối thoại với Binh Tư là ông giáo- một người đáng nể- nên Binh Tư không nói toạc ý nghĩ thật của mình).
+ Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt
- HS tự học và trao đổi cặp đôi -> Báo cáo, chia sẻ. 
*HĐ3: Luyện tập (20’)
Mục tiêu: Giải quyết được yêu cầu của bài tập.
Hs đọc và xác định yêu cầu bt a.
Hđ cá nhân, chia sẻ.
Gv mời 1 h/s lên bảng làm. Các h/s làm vào nháp.
Chia sẻ, nhận xét, đánh giá. Gv chữa, đánh giá.
Hs đọc và xác định yêu cầu bt b.
Hđ cá nhân, chia sẻ.
Gv mời 1 h/s lên bảng làm. Các h/s làm vào nháp.
Chia sẻ, nhận xét, đánh giá. Gv chữa, đánh giá.
Khi sử dụng nói giảm nói tránh, chúng ta cần lưu ý điều gì?
GV lưu ý HS: Slide 5
 Khi sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh cần chú ý đến hoàn cảnh giao tiếp, quan hệ xã hội, thứ bậc; khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ thì không dùng nói giảm nói tránh.
- Những người tội phạm.
- Những người mắc sai lầm không sửa chữa.
- Thông báo tình huống cần thiết.
- GV đưa VD
Slide 6: Trong trường hợp đối với một tên ăn cắp, em lựa chọn cách nói nào sau đây, vì sao em lựa chọn cách nói đó:
+ Cách 1: Anh không được ăn cắp nữa !
+ Cách 2: Anh không nên đi mượn đồ của người khác kiểu như vậy nữa !
- Hs chia sẻ: Dùng cách nói thứ nhất vì khi phê phán hiện tượng xấu trong xã hội thì không cần dùng nói giảm nói tránh cho lịch sự
- Gv kết luận: Như vậy, không phải lúc nào cũng nói giảm nói tránh. Khi cần thiết phải nói thẳng, đúng mức độ sự thật thì không nên nói giảm nói tránh vì như thế là bất lợi. Chỉ không nên bỗ bã, thô tục.
Gv đưa ra bài tập.
Hs xác định yêu cầu của bài tập và nêu định hướng làm bài.
Hs hđ cá nhân (8’): chia sẻ, nhận xét, đánh giá.
I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nó.
1. Bài tập (TL, Tr 74, 75)
* Bài tập a. 
+ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác.
+ đi
+ chẳng còn
- Đều nói về cái chết.
- Cách nói giảm nhẹ, tránh đau buồn, xót thương.
* Bài tập b.
+ Bầu sữa
- Tránh sự thô tục, thiếu lịch sự, tăng thêm sự êm dịu.
* Bài tập c. 
+ Lười lắm.
+ Không được chăm chỉ lắm.
- Cách 2 nói tế nhị, nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận.
- Cách nói giảm nói tránh.
2. Kết luận
- Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; hoặc thô tục, thiếu lịch sự. 
II. Luyện tập
1. Bài tập a: Điền từ ngữ nói giảm nói tránh vào chỗ trống.
a) đi nghỉ (đi ngủ)
b) chia tay nhau (bỏ nhau)
c) khiếm thị (mù)
d) có tuổi (già)
đ) đi bước nữa (lấy chồng)
2. Bài tập b: xác định câu sử dụng nói giảm nói tránh.
- Các trường hợp sử dụng nói giảm nói tránh: a2, b2 , c1 , d1, e2
Bài tập: viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
- Hình thức: đoạn văn
- Nội dung: tự chọn nhưng có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh.
	* HĐ 4: vận dụng (5’)
4. Củng cố
- Tiết học ngày hôm nay, em cần nhớ những đơn vị kiến thức nào? Hs chia sẻ.
- Gv khái quát nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học bài
* Bài cũ:
- Học kết luận, lấy ví dụ về nói giảm nói tránh, phân tích tác dụng của nó. Hoàn thiện các bài tập vào vở.
- Làm bài tập D2, D3 (ở hoạt động vận dụng).
* Bài mới: Câu ghép (TL, trang 78)
- Đọc và nghiên cứu trước nội dung của bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_23_bai_10_noi_giam_noi_tranh_nam.docx